Phân loại kháng sinh
1. Phân loại theo phổ tác dụng
- Kháng sinh có hoạt phổ rộng: Một kháng sinh có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả Gram dương và Gram âm.
- Nhóm aminoglycosid : streptomycin, gentamycin, amikacin…
- Nhóm tetracyclin
- Nhóm phenicol
- Nhóm sulfamid và trimetoprim
- Nhóm quinolon mới (flouroquinolon): cipro,levo.
2. Kháng sinh có hoạt phổ chọn lọc
- Một kháng sinh chỉ có tác dụng trên một hay một số loại vi khuẩn nhất định. Ví dụ :
– Nhóm macrolid: có tác dụng trên vi khuẩn Gram (+) và một số trực khuẩn Gram (-) như erythromycin, roxythromycin, azithromycin…
– Nhóm polymycin hoặc acid nalidixic: chỉ có tác dụng trên trực khuẩn gram(-).
– Nhóm beta-lactam: nhiều dẫn xuất khác nhau nên phổ tác dụng cũng khác nhau.
Nhóm penicilin: tác dụng đối với vi khuẩn Gram(+), bị penicilinase phân hủy.
Nhóm methicilin: tác dụng đối với vi khuẩn Gram(+), không bị penicilinase phân hủy. Ví dụ cloxacilin, nafcilin…
Nhóm ampicilin: hoạt phổ rộng, bị penicilinase phân hủy. Ví dụ : ampicilin, amoxicilin, pivampicilin…
Nhóm cephalosporin: phổ rộng, bị penicilinase phân hủy. Được chia thành 4 thế hệ
Phổ rất rộng: imipenem,không bị phân hủy bởi beta lactamase; piperaclillin, ticarcillin: bị phân hủy.
3. Phân loại theo phương thức tác dụng, 2 loại:
- Kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn: acid nalidixic, lincomycin, erythromycin, sulfamid, tetracyclin, trimethoprim…
- Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn: aminoglycosid, cephalosporin, 5-nitroimidazol, penicilin, vancomycin, rifampicin…
- Tuy nhiên thực tế không có ranh giới rõ ràng cho sự phân biệt này vì một số KS kìm khuẩn nhưng ở nồng độ cao hơn lại có tác dụng diệt khuẩn.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh
1. Ức chế sinh tổng hợp vách
- KS ức chế quá trình sinh tổng hợp bộ khung peptidoglycan làm cho vi khuẩn sinh ra sẽ không có vách và do đó dễ bị tiêu diệt. Ví dụ: nhóm beta-lactamase, vancomycin…
2. Gây rối loạn chức năng màng nguyên tương
- Chức năng quan trọng nhất của màng :thẩm thấu có chọn lọc
- KS làm thay đổi tính thấm màng tế bào => các thành phần trong bào tương của vi khuẩn bị thoát ra ngoài và nước từ bên ngoài ào ạt vào trong => trương phình tế bào,chết tế bào.
- Ví dụ: polymycin, colistin.
3. Ức chế sinh tổng hợp protein
- Nơi tác động là trên riboxom 70S của vi khuẩn:
– Gắn vào tiểu phân 30S sẽ ngăn cản hoạt động của ARN thông tin như streptomycin hoặc ức chế chức năng của ARN vận chuyển như tetracyclin.
– Gắn với tiểu phân 50S làm cản trở sự liên kết, hình thành các chuổi acid amin tạo phân tử cần thiết cho tế bào sống như erythromycin, chloramohenicol.
4. Ức chế tổng hợp acid nucleic
- Ngăn cản sự sao chép của ADN tạo ADN con. Ví dụ nhóm quinolon ức chế enzym gyrase làm cho phân tử ADN không mở được vòng xoắn.
- Cản trở sinh tổng hợp ARN như rifampicin, gắn với ARN-polymerase lệ thuộc ADN
- Ức chế sinh tổng hợp các chất chuyển hóa cần thiết cho tế bào. Ví dụ sulfamid và trimethoprim ức chế quá trình chuyển hóa tạo acid folic-một co-enzym cần cho việc tổng hợp một số acid amin và các purin, pyrimidin…