Trật khớp bánh chè là chấn thương thường hay gặp, xảy ra khi di chuyển tư thế đột ngột trong khi bàn chân đang chống trụ dưới đất.
Nghiên cứu cho thấy rằng, những người bị trật khớp bánh chè lần đầu có thể cần ít nhất 6 tuần để hồi phục. Thời gian phụ thuộc vào các điều trị cần thiết và bất kỳ yếu tố nào gợi y rằng tổn thương có thể tái phát. Một vài người còn cần đến vật lý trị liệu chuyên sâu để chữa trị.
Ở phía dưới, bài viết sẽ đề cập đến các triệu chứng, lựa chọn điều trị, và các mốc thời gian hồi phục dành cho trật khớp bánh chè. Bài viết còn sẽ nói thêm về các yếu tố nguy cơ của việc tái phát.
Triệu chứng của trật khớp bánh chè
Triệu chứng phụ thuộc vào độ nặng của trật khớp và có hay không có tổn thương các cấu trúc xung quanh.
Nếu như triệu chứng không nặng, xương bánh chè có thể chỉ trật một ít trước khi trở về vị trí ban đầu. Đây được gọi là tình trạng sai khớp nhẹ, và bệnh nhân có thể trở lại thực hiện các hoạt động thường ngày khá nhanh chóng.
Các triệu chứng của sai khớp nhẹ bao gồm:
- Cảm giác xương bánh chè bị lệch qua một bên
- Đau, đặc biệt là ở phía trước đầu gối
- Có âm thanh lạo xạo hay “rắc” trong đầu gối
- Cứng và sưng
- Cảm giác khớp đầu gối bị chặn hay bị kẹt.
- Cảm giác không vững
Nếu xương bánh chè bị trật khớp hoàn toàn, bệnh nhân có thể:
- Cảm thấy đầu gối của mình có hình dáng, gập góc bất thường
- Đau vừa đến nặng
- Cảm thấy có một cảm giác nảy mạnh ở trong đầu gối của mình
- Cảm thấy cứng và sưng nặng
- Cảm giác đầu gối mình bị kẹt, khó khăn hay không thể di chuyển chân.
- Không thể đi bộ hay đứng thẳng
Bất cứ ai có cảm giác bị trật khớp một phần hay toàn phần cũng nên cần được chăm sóc y tế.
Kể cả khi xương bánh chè di chuyển về lại vị trí cũ, bác sĩ cũng cần phải chắc chắn rằng các cấu trúc khác của đầu gối còn nằm đúng vị trí và không bị tổn thương. Việc này đòi hỏi phải chụp X-quang.
Các biện pháp điều trị
Biện pháp điều trị đúng đắn dành cho trật khớp bánh chè còn phụ thuộc vào loại và độ nặng của chấn thương, và các xương, sụn và những thành phần mô xung quanh khác có bị tổn thương hay không.
Các biện pháp không phẫu thuật
Nếu các chấn thương nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các biện pháp bảo vệ đầu gối vì cơ thể sẽ tự phục hồi trong một thời gian nhất định.
Các biện pháp không phẫu thuật bao gồm:
- Vật lý trị liệu
- Liệu pháp RICE, bao gồm
- R (resting) :Để đầu gối thư giãn nhằm phòng chống các chấn thương nặng hơn
- I (Ice): Chườm các túi lạnh để giảm bớt viêm và đau
- C (Compression): Băng ép nhằm giảm bớt sưng và hỗ trợ nâng đỡ
- E (Elevating): Nâng đầu gối lên cao để làm giảm bớt sưng.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid, ví dụ như ibuprofen hoặc aspirin, nhằm giảm viêm và đau.
- Nạng hoặc gậy nhằm làm giảm bớt trọng lượng lên đầu gối và hỗ trợ di chuyển.
- Các miếng lót dày nhằm giảm bớt áp lực lên đầu gối.
- Chọc hút dịch, thủ thuật lâm sàng đon giản nhằm giải tỏa bớt dịch trong khe khớp.
Các biện pháp phẫu thuật
Rất ít khi cần phẫu thuật sau lần đầu bị trật khớp bánh chè, nhưng phẫu thuật cũng cần thiết nếu như chấn thương nặng hoặc nếu như có nguy cơ cao bị tái phát.
Một vài lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
Phẫu thuật nội soi khớp
Thủ thuật ít xâm lấn này đưa một camera nhỏ và các dụng cụ phẫu thuật vào thông qua các đường cắt nhỏ xung quanh đầu gối.
Bác sĩ dùng các công cụ để đánh giá mức độ của tổn thương và có thể sẽ thực hiện khôi phục lại.
Phẫu thuật tái tạo
Ở những người gặp chấn thương nặng hay trật khớp tái phát, phẫu thuật tái tạo có thể:
- Khôi phục các gân cơ hay dây chằng
- Loại bỏ hay khôi phục các sụn, xương bị tổn thương
Một bài viết vào năm 2015 ghi nhận rằng các bác sĩ phẫu thuật tái tạo chủ yếu để khôi phục lại dây chằng bánh chè-đùi, là dây chằng nối mặt trong của xương bánh chè với xương đùi.
Theo bài viết này, 90% các trường hợp trật khớp bánh chè có rách dây chằng này.
Di chuyển lồi củ chày
Đây là phẫu thuật phúc tạp nhất để điều trị trật khớp bánh chè tái phát nhiều lần, bao gồm cắt bỏ đi một phần của xương chày, và di chuyển nó đến vị trí mà có thể cải thiện được tính thăng bằng và sự liên kết của xương bánh chè.
Bác sĩ sẽ đóng đinh vào để giúp giữ mẩu xương được chuyển ở yên vị trí trong quá trình hồi phục.
Tái phát
Bất cứ ai đã từng bị trật khớp bánh chè đều có nguy cơ bị tái phát. Dựa vào số liệu thống kê năm 2020, 50% số người đã được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật ở lần đầu bị trật khớp bánh chè bị tái phát.
Nguy cơ bị tái phát tăng cao nếu như cơ thể chưa có đủ thời gian để hồi phục hoàn toàn từ lần bị đầu tiên.
Một bài viết nằm 2018 nhận thấy rằng điều trị phẫu thuật có lẽ là một sự lựa chọn tốt cho những người bị trật khớp lần đầu và có nguy cơ tái phát cao. Tuy nhiên, cần nhớ là phẫu thuật làm tăng nguy cơ của các bệnh khác tại đầu gối như là viêm khớp.
Luyện tập thể lực và vật lý trị liệu thường xuyên có thể giúp phòng ngừa tái chấn thương trong một vài trường hợp.
Thời gian hồi phục
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào:
- Độ nặng của chấn thương.
- Các cấu trúc xung quanh đầu gối có bị tổn thương hay không
- Bệnh nhân có phẫu thuật chưa
Giai đoạn đầu của quá trình hồi phục có thể áp dụng liệu pháp RICE:
- Nghỉ ngơi
- Áp lạnh lên vùng bị tổn thương
- Băng ép
- Nâng chân
Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo nên có một thời gian bất động đầu gối trong nẹp nhằm cho đầu gối nghỉ ngơi và ngăn ngừa các chấn thương nặng hơn. Các nhà nghiên cứu của một nghiên cứu năm 2014 khuyến cáo rằng nên bất động đầu gối trong vòng 2-3 tuần, nhưng thời lượng chính xác phụ thuộc vào mức độ tổn thương.
Gậy và nạng thường được sử dụng trong thời gian đầu nhằm làm giảm bớt trọng lượng lên đầu gối.
Bác sĩ cũng khuyến cáo nên dùng vật lý trị liệu để hồi phục lại tầm vận động và tăng cường sức các cơ nâng đỡ đầu. Việc này cũng nhằm giúp giảm bớt khả năng trật khớp trở lại.
Có thể sẽ cần khoảng 6 tuần trước khi bệnh nhân khôi phục hoàn toàn tầm vận đồng và đi bộ không cần trợ giúp. Thường thì sẽ cần thời gian lâu hơn để bệnh nhân có thể tham giam lại các hoạt động thể thao.
Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật có thể sẽ cần 6 tháng hoặc lâu hơn để quay trở lại chơi thể thao hay tập thể dục.
Tiên lượng
Phương pháp điều trị và thời gian hồi phục phụ thuộc vào độ nặng của trật khớp bánh chè.
Bệnh nhân bị trật khớp bánh chè lần đầu làm gia tăng nguy cơ bị lặp lại. Kể cả sau khi đã hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân cũng cần phải rèn luyện tăng sức các cơ nâng đỡ đầu gối nhằm phòng ngừa tái chấn thương.
Phẫu thuật điều trị có thể làm giảm nguy cơ bị trật khớp trong tương lại ở một vài trường hợp, nhưng lại làm gia tăng các nguy cơ khác. Nên thảo luận về các biện pháp điều trị và các ảnh hưởng mạn tính của chúng với bác sĩ.
Làm việc chặt chẽ với bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu để chắc chắn được một quá trình hồi phục suôn sẻ và hạn chế các nguy cơ gây tái chấn thương.
Chủ đề liên quan: trật khớp háng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh