Bệnh Gout với những cơn đau đớn tột cùng của bệnh viêm khớp và thường ảnh hưởng đến bàn chân. Các yếu tố về chế độ ăn, như ăn nhiều thịt đỏ hoặc uống nhiều rượu có thể gây ra những cơn đau do gout. Mặc dù vậy, các vấn đề sức khỏe hoặc việc sử dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân.
Theo bác sỹ Kenneth G.Saag, những yếu tố không liên quan đến thực phẩm mới là những nguyên nhân chính của bệnh gout. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây đau do gout:
Aspirin làm tăng lượng axit uric trong máu của bạn. Khi lượng axit uric tăng quá cao, axit uric sẽ lắng đọng tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái và các khớp ngón tay, hình thành các tinh thể sắc như dao cạo và gây ra các cơn đau do gout.
Nếu bạn sử dụng aspirin liều thấp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, không nên vì bệnh gout mà bỏ qua việc uống thuốc hàng ngày. Thay vào đó, hãy cố gắng phòng tránh các nguyên nhân khác gây ra bệnh gout (như chế độ ăn uống). Nếu lượng axit uric của bạn vẫn cao, sử dụng một vài loại thuốc có thể có tác dụng. Trong từng cơn đau cụ thể, acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) có thể thể tốt hơn cho người bị bệnh gout.
Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm huyết áp bằng cách loại nước và muối ra khỏi cơ thể. Cùng lúc đó, nó ngăn cản sự bài tiết axit uric ra khỏi thận, làm cho axit uric tích lũy lại, gây ra các cơn đau do gout.
Mặc dù việc sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp có thể có tác dụng, một số người vẫn cẩm thấy hiệu quả nhất khi sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm huyết áp. Trong những trường hợp này, có thể phối hợp thuốc lợi tiểu với các loại thuốc làm giảm việc sản xuất ra axit uric của cơ thể như allopurinol (Lopurin) hoặc febuxostat (Uloric).
Mất nước có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Theo tiến sỹ Theodore Vanitallie, mất nước có thể làm tăng axit uric máu, đối với những người có cơ địa nhạy cảm, việc này có thể dẫn đến cơn đau do gout.
Cố gắng uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày, đặc biệt là khi bạn đã từng bị những cơn đau do gout hoặc đã có những yếu tố nguy cơ khác.
Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân gout (ví dụ như thịt, rượu bia, đồ uống có đường) là chưa đủ, nghiên cứu cho thấy, người béo phì có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn bởi cơ thể sản xuất ra nhiều axit uric hơn và khả năng lắng đọng của axit uric cũng cao hơn.
Duy trì cân nặng hợp lý là một bước quan trọng để kiểm soát được nồng độ axit uric.
Nếu bạn muốn giảm cân và giảm cả lượng axit uric xuống mức bình thường, đừng bao giờ nhịn ăn bởi việc giảm cân bằng cách nhịn ăn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout của bạn. Lý do chính là vì khi bạn nhịn ăn, nồng độ ketone trong máu bạn sẽ tăng lên, và ketone sẽ cạnh trạnh với việc bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể và làm suy giảm quá trình này.
Hậu quả không mong muốn của việc mãn kinh có thể là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Eustrogen – hoocmôn tham gia vào quá trình đào thải axit uric ở thận sẽ giảm xuống trong và sau quá trình mãn kinh. Tác dụng này của eustrogen có thể là nguyên nhân cho việc phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh ít có nguy có bị gout hơn nam giới.
Sau khi mãn kinh, bạn nên chú ý để tránh các yếu tố nguy cơ của bệnh gout. Một vài nghiên cứu cho thấy, bạn có thể tránh được bệnh gout bằng cách uống cà phê, anh đào và vitamin C.
Một chấn thương nhỏ như va chạm ở ngón chân cái có thể có những ảnh hưởng nhiều hơn là đau trong vài phút.
Chấn thương ở các khớp có thể làm cho việc tích tụ axit uric tăng lên, dẫn đến một đợt bệnh gout có thể kéo dài hàng tuần. Thoái hóa khớp khi về già cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh gout. Bạn hãy coi đây là một lý do khác để tránh làm kẹt ngón tay/ngón chân, xoay gót chân hoặc tránh đặt áp lực nặng lên khớp.
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cho việc ảnh hưởng của đi giày lên nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng mang giày không thoải mái thật sự là việc không tốt cho sức khỏe.
Cơn đau do gout có thể là sự phối hợp giữa việc tăng axit uric, được chẩn đoán là có nguy cơ mắc bệnh gout và mang giày làm đau chân. Phụ nữ có thể chọn một đôi giày gót thấp hơn để giảm áp lực lên ngón chân và giảm thời gian mang giày gót nhọn.
Một yếu tố lớn ảnh hưởng đến bệnh gout mà bạn không thể kiểm soát được chính là tiền sử gia đình. Khoảng 20% bệnh nhân mắc gout có tiền sử gia đình cũng mắc bệnh này. Nếu gia đình bạn có người bị gout, bạn nên cẩn thận với các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là khi bạn lớn tuổi (Nam giới khoảng 40 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh là những đối tượng dễ mắc gout). Tránh những yếu tố nguy cơ khác và các yếu tố nguy cơ liên quan đến chế độ ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gout.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh