Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc giấy ướt
Khi bạn bị tiêu chảy, hậu môn có thể sẽ bị viêm do lau chùi quá nhiều. Việc sử dụng giấy vệ sinh thật mềm mại hoặc giấy ướt có thể sẽ giúp làm giảm tình trạng nứt và kích ứng ở hậu môn. Một số loại giấy ướt có chứa các thành phần như chiết xuất từ cây phỉ hoặc nha đam có thể giúp làm giảm dịu tình trạng kích ứng da. Cây phỉ và nha đam thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị tình trạng viêm hậu môn do trĩ. Một số người còn báo cáo lại rằng những thành phần này sẽ giúp làm giảm tình trạng đau hậu môn.
Tránh sử dụng giấy ướt có chứa cồn hoặc mùi thơm.
Giấy vệ sinh và giấy ướt có chứa cồn hoặc mùi thơm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng. Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn bình thường, thì nhiều khả năng bạn sẽ nhạy cảm với những sản phẩm này hơn so với bình thường. Sử dụng giấy vệ sinh hoặc giấy ướt có gắn nhãn giảm dị ứng có thể giúp làm giảm tình trạng kích ứng da.
Hạn chế chà xát khu vực hậu môn
Thường xuyên chà xát khu vực hậu môn bằng giấy vệ sinh có thể gây kích ứng, kể cả khi bạn sử dụng giấy vệ sinh loại mềm. Cố gắng thoa thật nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm kích ứng.
Sử dụng vòi xịt, nếu có thể
Vòi xịt là một vật dụng khá phổ biến ở châu Âu và châu Á nhưng ít phổ biến ở các khu vực như Bắc Mỹ. Vòi xịt sẽ sử dụng lực của nước để làm sạch hậu môn và có thể giúp làm giảm kích ứng do tiêu chảy bằng cách làm giảm lượng giấy vệ sinh bạn cần sử dụng.
Tắm nước ấm nhiều lần mỗi ngày
Nhiều người cảm thấy ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm (không phải nước ấm) từ 10-20 phút nhiều lần mỗi ngày có thể giúp làm giảm đau. Với những người bị đau hậu môn do trĩ, khuyến cáo là nên ngâm trong khoảng 15 phút. Bạn cũng có thể pha nước bằng cách hòa một chút baking soda với một chút muối và nước ấm để ngâm.
Sử dụng Vaseline, kem có chứa kẽm để làm dịu vùng mông.
Các loại thuốc mỡ như Vaseline sẽ giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ ngoài vùng da bị viêm và làm giảm tình trạng đỏ, theo một nghiên cứu năm 2016. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ các loại thuốc mỡ này vào hậu môn sau khi đi đại tiện và làm sạch. Các loại kem có chứa kẽm oxide hoặc dầu khoáng cũng có thể sẽ giúp ích. Một số loại được đặc chế dành riêng để làm dịu vùng hậu môn.
Mặc đồ lót cotton và tránh mặc quần quá chật.
Mặc đồ lót cotton có thể giúp vùng hậu môn của bạn luôn khô ráo. Vi khuẩn và nấm sẽ phát triển trong môi trường ẩm ướt, vì vây, giữ vùng dưới luôn sạch sẽ sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tương tự, mặc quần dài thoáng mát cũng sẽ làm tăng lưu thông khí và làm giảm cảm giác chà xát do khó chịu.
Tránh ngồi quá lâu
Ngồi quá lâu có thể làm tăng áp lực lên các mô vốn đã đang bị sưng, và có thể gây khó chịu. Ngồi quá lâu cũng có thể khiến độ âm lưu lại và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu được, cố gắng giãn khoảng cách giữa những lần ngồi khoảng 20-30 phút/lần. Bạn có thể cảm thấy ngồi trên một chiếc gối sẽ thoải mái hơn, ví dụ như gối hình vòng và có lỗ ở giữa, có thể giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị mẩn đỏ hoặc kích ứng vì đóng bỉm và làn da rất nhạy cảm. Dưới đây là một số cách giúp bạn điều trị tình trạng hậu môn bị sưng.
Thay bỉm thường xuyên cho bé
Kích ứng do phân có thể góp phần gây hăm tã. Thay bỉm thường xuyên hơn thường sẽ làm giảm thời gian da tiếp xúc với phân, từ đó giúp làm giảm tình trạng kích ứng.
Tránh sử dụng giấy ướt và xà phòng có mùi thơm hoặc có chứa cồn
Da của bé đặc biệt nhạy cảm với các thành phần dễ gây kích ứng như giấy ướt và xà phòng. Cố gắng tránh các sản phẩm có chứa:
Để mông của bé khô tự nhiên
Dành thời gian trong ngày cho bé nằm xuống trên một chiếc khăn bông mềm mà không đóng bỉm có thể sẽ giúp vùng mông của bé khô một cách tự nhiên. Bạn có thể sử dụng quạt (trong mùa hè) hoặc vỗ nhẹ để mông bé khô nhanh hơn khi thay bỉm.
Rửa cho bé bằng nước ấm mỗi lần thay bỉm
Rửa sạch vùng mông và hậu môn của bé sau mỗi lần thay bỉm có thể giúp bạn làm giảm lượng giấy ướt có thể gây kích ứng. Hãy đảm bảo để mông bé khô hoàn toàn sau khi rửa hoặc lau.
Thoa kem bảo vệ
Các loại kem sẽ giúp bảo vệ da không bị kích ứng và mẩn đỏ. Bạn nên cân nhắc việc thoa kem cho bé sau mỗi lần thay bỉm.
Tiêu chảy có thể sẽ khiến da bị rát do các enzyme trong hệ tiêu hóa và acid trong dạ dày cũng có mặt trong phân. Các thực phẩm chưa được tiêu hóa kịp, kể cả những thực phẩm thô, cũng có thể sẽ gây rách trực tràng và hậu môn khi đi qua.
Tiêu chảy cũng có thể khiến bạn phải lau hậu môn thường xuyên hơn bình thường và hành động này có thể sẽ gây kích ứng và tạo ra các vết rách nhỏ, có thể gây chảy máu
Tiêu chảy có thể có rất nhiều nguyên nhân. Khi trẻ bị tiêu chảy, không nên cho trẻ uống thuốc của người lớn mà chưa hỏi ý kiến bac sĩ. Một số cách phổ biến để điều trị tiêu chảy bao gồm:
Hăm tã thường không phải là vấn đề đáng lo ngại và có thể sẽ tự khỏi bằng các biện pháp tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ găp phải các triệu chứng nhiễm trùng, ví dụ như:
Bạn cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phân của trẻ có màu đỏ hoặc trắng, hoặc nếu trẻ bị tiêu chảy nặng, kéo dài nhiều ngày không khỏi hoặc nếu trẻ đi đại tiện trên 10 lần mỗi ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh