Triệu chứng
Bình thường, bạn có thể di chuyển vai ở mọi hướng mà không đau hoặc khó khăn. Để kiểm tra chuyển động của vai, hãy thực hiện:
- Vươn cả hai tay lên trời.
- Vươn hai tay thẳng trước mặt.
- Vươn hai tay sang ngang.
- Làm động tác mô phỏng việc kéo khóa phéc mơ tuya ở sau lưng váy hoặc kéo ví lên từ túi sau quần.
Vai của bệnh nhân có thực sự đông cứng không?
Không, đôi khi viêm co rút khớp vai có thể khiên vai bạn ngừng chuyển động. Điều này xảy ra khi bạn ít dùng đến khớp vai (vì vai đau khi chuyển động) hoặc nếu bạn di chuyển vai sai cách, vai sẽ phát triển mô sẹo làm vai ngừng chuyển động dễ dàng. Vai của bạn có thể trải qua một vài giai đoạn khi mô sẹo hình thành, và chúng có thể tự hồi phục dần dần.
- Giai đoạn đau. Đầu tiên, vai của bạn có thể nhức và tê cứng. Sau đó bạn sẽ thấy rất đau. Giai đoạn này có thể kéo dài 3-8 tháng.
- Giai đoạn tê cứng. Trong giai đoạn thứ hai, bạn có thể không đau nhiều như trước nữa, nhưng vai càng lúc càng cứng. Giai đoạn này thường kéo dài 4-6 tháng.
- Giai đoạn phục hồi. Trong giai đoạn cuối cùng, thường kéo dài khoảng 1-3 tháng, bạn sẽ không thấy đau nhiều. Việc di chuyển vai trở nên rất khó khăn dù chỉ một ít. Sau một thời gian ngắn, sự tê cứng từ từ biến mất. Bạn có thể di chuyển vai như cũ. Mặc dù khả năng di chuyển có thể không hoàn toàn như trước nữa, nhưng bạn có thể thực hiện nhiều hoạt động hơn. Khi khả năng chuyển động vai tăng lên, bạn có thể vẫn cảm thấy đau.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Viêm co rút khớp vai hình thành khi mô kết nối trong khớp vai bị co chặt và hạn chế chuyển động khớp. Thông thường, điều này xảy ra sau thời gian bạn ít vận động do chấn thương khác, gãy tay hoặc hồi phuc sau khi phẫu thuật.
Những người 40 tuổi trở lên có nguy cơ viên co rút khớp vai cao, đặc biệt là phụ nữ. Một số tình trạng sức khỏe, bao gồm tiểu đường, cũng có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn.
Chẩn đoán và xét nghiệm
Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh viêm co rút khớp vai chỉ bằng việc hỏi về triệu chứng và xem bạn chuyển động. Bác sĩ có thể ấn vào các phần của vai để xem vai có bị đau không. Bạn có thể sẽ cần chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm ra vấn đề.
Điều trị
Bác sĩ sẽ gợi ý bài tập thể dục bạn có thể thực hiện để giúp làm vỡ mô sẹo trong vai. Bạn có thể cần gặp chuyên gia vật lý trị liệu để giúp đỡ tập luyện. Bạn có thể thử các bài tập dưới đây, nhưng hãy nhớ luôn luôn làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đôi khi các bài tập có thể gây đau, vì vậy bác sĩ có thể đưa ra giải pháp khắc phục để thư giãn cơ. Hãy đặt một miếng dán nóng hoặc túi đá vào vai trong vòng vài phút trước khi thực hiện bài tập có thể giúp giảm đau. Luôn luôn nhớ khởi động 5 đến 10 phút trước khi bắt đầu tập luyện. Khởi động có thể bao gồm các động tác rất nhẹ nhàng và phạm vi di chuyển ít. Đừng quên khởi động và giãn các phần khác của cơ thể (cổ, lưng, tay và khuỷu tay).
Dưới đây là 3 bài tập bạn có thể thử:
- Trèo tường: Đặt hai bàn tay vào mặt tường trước mặt. Sử dụng các ngón tay để từ từ “trèo” lên tường (giống một “con nhện”). Khi bạn di chuyển các ngón tay lên từng ít một, ngừng lại và giữ ở tư thế trong 30 giây cứ mỗi 2cm di chuyển thêm. Cố gắng di chuyển tay lên cao hơn nữa.
- Bài tập Codman: Ngồi lên mép của ghế thẳng. Đặt thư giãn nách vào lưng ghế. Xoay cánh tay chầm chậm theo vòng tròn. Tạo vòng tròn nhỏ ban đầu sau đó tạo vòng tròn lớn hơn. Xoay vòng tròn theo cả hai hướng.
- Vươn vai: Đặt những thứ bạn sử dụng hàng ngày (giày, tách cà phê, bàn chải) trên một giá cao. Bằng cách này bạn phải vươn lên lấy đồ thường xuyên hơn. Cách này giúp vai giãn tốt.
Thực hiện các bài tập một hoặc hai lần mỗi ngày ngay cả sau khi vai của bạn đã tiến triển tốt hơn. Đừng quên tập cho cả bên vai khỏe mạnh, từ đó bạn có thể duy trì phạm vi vận động của bên vai đó.
Nhiều người bị viêm co rút khớp vai được hồi phục hoàn toàn. Số khác có thể sẽ còn hơi cứng và đau. Tình trạng tê cứng thường sẽ không nặng. Bạn nên hồi phục để có thể thực hiện tất cả các công việc trước khi bị bệnh.
Câu hỏi đặt ra cho bác sĩ
- Tác nhân nào nhiều khả năng dẫn đến viêm co rút khớp vai?
- Lựa chọn điều trị tốt nhất cho tôi là gì?
- Cần bao nhiêu thời gian để triệu chứng giảm nhẹ?
- Các triệu chứng đó có khả năng quay lại không?
- Tập thể dục có an toàn đối với tôi không? Loại thể dục nào tôi nên thực hiện?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh