ĐỊNH NGHĨA
Liệu pháp truyền máu là việc truyền toàn bộ máu hay các thành phần của máu với những mục đích khác nhau. Liệu pháp này có thể được dùng để bồi hoàn lại dung tích máu trong lòng mạch bằng máu toàn phần hoặc để bồi hoàn các yếu tố đông máu, tiểu cầu, bạch cầu trong các bệnh lý về máu. Mặc dù có phòng ngừa những rủi ro nhưng những sai sót cũng có thể xảy ra như trong việc lấy máu, lưu trữ máu, phân phối máu. Hơn thế nữa việc không tương hợp nhóm máu hoặc khả năng lây truyền bệnh truyền nhiễm vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, việc kiểm tra cẩn thận khi lấy máu, bảo quản máu, truyền máu sẽ làm giảm nguy cơ gây tai biến do truyền máu như viêm gan siêu vi C, B hay HIV
Để giảm rủi ro trong việc truyền máu, đối với những người bệnh được mổ chương trình (mổ tim, tạng, chỉnh hình) mà có tiên lượng sẽ mất một lượng máu lớn, có thể cho họ lấy trước từ 1-5 đơn vị máu của chính mình và sẽ được truyền lại lượng máu đó khi người bệnh được phẫu thuật. Các máu cho đều phải được kiểm tra HbsAg, HIV, viêm gan C và giang mai, nếu máu tự thân bị nhiễm phải dán nhãn nguy hiểm sinh học (hội ngân hàng máu Hoa Kỳ) việc cho máu của người bệnh được khuyên nên dừng trước 72 giờ khi phẫu thuật.
Một đơn vị máu có thể lưu trữ 5-6 tuần hay nếu giữ lạnh có thể trữ trong vài năm.
Mặc dù có y lệnh của bác sỹ nhưng điều dưỡng phải biết đánh giá người bệnh trước trong và sau khi truyền máu. iều quan trọng là người điều dưỡng phải hiểu lý do tại sao phải truyền máu, đặc điểm của từng loại sản phẩm máu được truyền, những kết quả mong đợi, những hậu quả ngoài ý muốn, để có thể theo dõi và phát hiện sớm những tai biến giúp cho việc theo dõi và điều trị tốt hơn.
Hệ ABO
Kiểu máu trong hệ thống ABO được xác định bằng sự hiện diện hay vắng mặt của nhưng kháng nguyên nào đó trên bề mặt hồng cầu.
Máu người chia làm 4 nhóm theo hệ ABO:
NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
Xem lại quy định riêng của bệnh viện về việc quản lý máu hay các sản phẩm của máu vì nó được xây dựng để đảm bảo sự an toàn cho việc quản lý những sản phẩm của máu.
Biết các chỉ số bình thường của dấu hiệu sinh tồn và tiền sử bệnh dị ứng. Việc dùng những sản phẩm của máu làm tăng thể tích nội mạch, làm tăng huyết áp người bệnh, điều này có thể là một trong những hiệu quả được mong muốn trong điều trị. Tuy nhiên trên một vài người bệnh có thể không chịu đựng được việc truyền máu với một thể tích lớn, làm tăng thể tích dịch quá mức dẫn đến tăng huyết áp rõ rệt, gây nên tình trạng tim đập nhanh, phù phổi cấp hay suy tim.
Theo dõi và ghi vào hồ sơ một cách cẩn thận những dấu hiệu sinh tồn ngay trước khi bắt đầu điều trị và cũng như trong suốt quá trình truyền máu, qui định chung của bộ y tế là điều dưỡng phải luôn bên cạnh người bệnh trong suốt thời gian truyền máu.
Hiểu những chỉ định và mục đích của việc truyền máu, điều này cho phép điều dưỡng giúp bác sỹ trong việc lượng giá kết quả và đánh giá nhu cầu cần thiết cho bất kỳ liệu pháp sau này.
Đánh giá những trị số mới nhất về chất điện giải trong huyết thanh của người bệnh (khi máu được lưu trữ có sự phá huỷ liên tục các tế bào hồng cầu) nếu máu được truyền nhanh có thể có tăng Kali huyết thoáng qua trước khi Kali được tái hấp thu, máu được bảo quản với Citrat phosphate destrose (CPD) chứa một lượng cao ion citrat, citrat dư có thể kết hợp với calci đã được ion hoá trong máu người nhận dẫn đến việc hạ nồng độ calci đã được ion hoá thoáng qua. Trong khi việc thiếu hụt calci đã được ion hoá gây ra do truyền máu là hiếm thì việc thiếu hụt này có khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ, những người lớn tuổi hay những người bệnh loãng xương hơn.
Xác định lại sự hiểu biết của người bệnh về qui trình thực hiện và lý do thực hiện qui trình đó, điều này có thể giúp giảm bớt lo lắng cho người bệnh khi điều trị.
Phải truyền máu cùng nhóm và chắc chắn có chỉ định của bác sĩ, theo quy tắc cơ bản của sơ đồ sau:
Nhóm A → A
B → B
O → O
AB → AB
Phương pháp truyền này an toàn nhất.
Trước khi truyền phải chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết: nhóm máu, phản ứng chéo, kết dính…
Kiểm tra chất lượng máu (có 3 lớp rõ ràng, màu sắc, số lượng, nhóm máu, số hiệu túi máu và đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối).
Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền máu: nếu thấy bất thường phải báo bác sĩ.
Dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn, dây truyền máu phải có bầu lọc, kim phải đúng kích cỡ (18-21G, dài 3-4 cm).
Đảm bảo tốc độ chảy cuả máu đúng thời gian theo y lệnh.
Phải làm phản ứng sinh vật (Oclecber).
Túi máu đem ra khỏi nơi bảo quản không để quá 30 phút trước khi truyền cho người bệnh, không được truyền máu lạnh quá cho người bệnh.
Khi truyền một số lượng máu lớn và cần nhanh chóng có thể dùng bơm tiêm trực tiếp vào mạch máu, và cho máu chảy qua máy làm ấm máu (việc làm nóng một đơn vị máu bằng sóng viba hay nước nóng không thích hợp vì những phương pháp này có thể dẫn đến sự phá huỷ những tế bào máu), việc truyền nhanh máu lạnh vào trong tĩnh mạch trung tâm không được cho phép vì có khả năng gây ra sự loạn nhịp.
Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền để đề phòng các tai biến có thể xảy ra.
Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm (nhưng không quá 500 ml) theo quy tắc tối thiểu như sơ đồ sau:
MÁU VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA MÁU
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh