Theo Hội tim mạch và đột quỵ Hoa Kỳ, thực phẩm ăn nhanh đang dần trở thành xu thế tại nhiều quốc gia, và có những nơi thực phẩm ăn nhanh chiếm tới 50% tổng lượng calo ăn vào mỗi ngày của một người. Các loại thực phẩm này thường trải qua một số quy trình như ép, được cắt nhỏ, hay được đúc khuôn… và chứa các thành phần bổ sung tương đối cố định, chắc chắn.
Các thực phẩm ăn nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm siêu chế biến có thể kể đến như nước ngọt, socola, khoai tây chiên, kem, kẹo ngọt, các loại súp đóng sẵn, ngũ cốc ăn sáng, xúc xích… Điểm chung của các loại thực phẩm này là trải qua vô số quy trình chế biến khác nhau, chứa các hóa chất và phụ gia trong thời gian dài nhằm mục đích bảo quan và duy trì thời gian sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tích tụ lâu dài.
Theo các chuyên gia, những loại thực phẩm này có chứa các thành phần thường không được sử dụng trong chế biến hàng ngày như chất tạo màu, chất bảo quản, hóa chất và hóa chất công nghiệp. Tại Anh, bánh mì công nghiệp là một trong những thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhiều nhất.
Nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm rằng các bệnh lý trong các tế bào của cơ thể đôi khi có những mâu thuẫn với các bệnh mạn tính nói chung và - thuốc không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu cũng như thích hợp để phòng ngừa hoặc điều trị. Thay vào đó, tập trung vào những gì chúng ta sử dụng hàng ngày là cách tốt nhất để dự phòng các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
Nitrat trong thức ăn chúng ta sử dụng hàng ngày đầu tiên được chuyển hóa thành nitrit trong ruột, sau đó chuyển hóa thành một chất có khả năng gây ung thư được biết dưới tên nitrosoureas – có thể gây ung thư đại tràng. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ có tựa đề "Mối liên quan giữa các sản phẩm thịt chưa qua chế biến và đã qua chế biến với tỉ lệ tử vong và bệnh tim mạch ở 21 quốc gia” cho thấy, nitrat thường được tìm thấy trong các sản phẩm chế biến từ thịt được yêu thích như xúc xích, prosciutto (thịt lợn muối sấy khô), pancetta (thịt xông khói kiểu Ý), thịt bò khô, xúc xích và thịt xông khói nói chung… và làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết thêm rằng cacbohydrat tinh chế cũng có thể dẫn đến giải phóng insulin và kháng insulin – một nguyên nhân được biết đến gây ra sự phát triển bất thường của tế bào, khiến tế bào ung thư phát triển mạnh nhờ sử dụng glucose làm nhiên liệu.
Mặt khác, các dạng ung thư khác như ung thư tuyến tụy cũng được thúc đẩy bởi tình trạng dư thừa đường fructose – khi lượng đường chiếm 50% và cho phép các tế bào ung thư hoạt động mạnh hơn, gây hại lớn hơn. Các chuyên gia khuyên rằng để cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể và tránh các bệnh viêm nhiễm hay các bệnh mạn tính một cách hiệu quả, tất cả chúng ta phải thận trọng với những gì ăn uống hàng ngày và ưu tiên thực phẩm tươi sống, thực phẩm tự chế biến thật. Tất nhiên, các thực phẩm chế biến như phomát vẫn an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc ăn vặt thông thường với các thực phẩm đã qua chế biến. Do vậy, cách tốt nhất là bạn nên tiêu thụ một mức điều độ, đồng thời hạn chế càng nhiều càng tốt. Hãy tự chế biến thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, tự nấu ăn tại nhà hơn là ăn các sản phẩm công nghiệp đóng gói sẵn hay đi ăn quán. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể mang đến sự khác biệt đối với các bệnh mạn tính.
Các nghiên cứu cho thấy sử dụng quá nhiều các thực phẩm siêu chế biến, thực phẩm ăn nhanh có thể dẫn đến những tiêu cực trong sức khỏe, lâu dài kéo theo các vấn đề về các bệnh mạn tính hay thậm chí là ung thư. Việc có một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống cân bằng là điều quan trọng nhất trong dự phòng các vấn đề tiềm ẩn và duy trì sức khỏe lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh