Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nên tránh đồ uống có cồn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra do thực quản không đóng mở đúng lúc, dẫn đến axit và thức ăn từ dạ dày đi ngược lên thực quản. Tình trạng này gây nên cảm giác nóng rát ở ngực (chứng ợ nóng) và kích thích thực quản.

Các yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản - GERD bao gồm:

  • Chế độ ăn

  • Thoát vị cơ hoành

  • Một số thuốc

  • Béo phì

  • Mang thai

  • Hút thuốc lá

Đối với một số người, rượu cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Tuy rượu không gây ra GERD cho tất cả mọi người, nhưng nó có thể làm cho GERD nặng lên ở một số người.

 

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến GERD?

Một số thực phẩm và đồ uống nhất định có thể ảnh hưởng tới bệnh, bao gồm:

  • Đồ uống có caffeine

  • Sô-cô-la

  • Các thức ăn nhiều dầu mỡ

  • Kẹo bạc hà

  • Các sản phẩm từ cà chua

  • Các thức ăn nhiều gia vị

Có một số loại thực phẩm và đồ uống quen thuộc có thể kích hoạt GERD. Bạn có thể có thể ăn một bát mì không có vấn đề, nhưng một ly rượu vang lại làm cho bạn cảm thấy khó chịu, căng thẳng và cảm giác nóng rát. Hiểu biết những gì gây ra GERD của bạn là một phần quan trọng trong việc giúp bạn hạn chế các triệu chứng.

 

Nghiên cứu về đồ uống có cồn và GERD

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số loại đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng GERD của bạn và ngược lại. Còn nhiều kết quả chưa rõ ràng về các loại đồ uống có thể tốt hơn cho những người bị GERD.

Nghiên cứu về rượu

Rượu vang đỏ và trắng đều làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược.

Nghiên cứu về bia

Một nghiên cứu khác đã kiểm tra ảnh hưởng của bia và rượu vang lên sự trào ngược axit. Nghiên cứu này thực hiện trên 25 người bị GERD uống một khẩu phần của rượu vang trắng, bia, hoặc nước và sau đó đánh giá tác động đến sự trào ngược của mỗi loại thức uống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả bia và rượu đều gây ra trào ngược ở nam giới và phụ nữ.

 

Khuyến cáo về việc sử dụng rượu ở người mắc GERD

Mặc dù rượu được biết đến là một yếu tố nguy cơ của GERD, nhưng ảnh hưởng khác nhau ở mỗi người. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể thưởng thức đồ uống có cồn với GERD, trong khi người khác lại bị ợ nóng sau khi uống một lượng rượu nhỏ.

Có một số lời khuyên chung cho tất cả những người bị GERD để giảm các triệu chứng trào ngược liên quan đến rượu. Bao gồm:

  • Giới hạn sử dụng ở một cốc bia 350ml, 1 ly rượu vang 150 ml, hoặc 44 ml rượu trắng mỗi ngày.

  • Tránh uống rượu 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Nằm ngay lập tức sau khi uống rượu có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược axit vào ban đêm bởi vì nó tạo điều kiện cho axit dạ dày của bạn đi lên.

  • Ghi chép lại tất cả các loại thực phẩm và đồ uống làm bạn có các triệu chứng GERD nặng hơn. Nếu bạn phát hiện một thức uống có cồn nhất định làm tăng các triệu chứng của bạn, bạn có thể cắt giảm nó để giảm thiểu các triệu chứng GERD.

Bạn cũng có thể xem xét những gì bạn đang sử dụng cùng với đồ uống có cồn của bạn. Một số người có thể sử dụng nước cam hoặc nước giải khát có ga cùng với rượu. Những đồ uống không có cồn cũng được biết là yếu tố kích hoạt GERD. Hãy chuyển sang loại nước trái cây có nồng độ axit thấp như táo hoặc cà rốt hoặc pha loãng đồ uống với nước có thể giúp giảm các triệu chứng GERD của bạn.

Một số người cũng hút thuốc lá trong khi uống rượu. Hút thuốc lá cũng làm nặng các triệu chứng của GERD vì thuốc lá có thể kích thích acid dạ dày và gây ra sự co bóp của các cơ ở dạ dày và thực quản.

 

Xác định các yếu tố làm khởi phát các triệu chứng của bạn

GERD là một bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu và thậm chí là đau đớn, có thể được kích hoạt bởi các loại thực phẩm và đồ uống nhất định trong chế độ ăn của bạn. Một trong số đó là rượu, nhưng nó không ảnh hưởng đến tất cả mọi người theo cách giống nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu làm giảm các triệu chứng GERD trong khi ở những người khác, rượu ại làm tăng chúng. Bằng cách xác định các yếu tố làm khởi phát các triệu chứng GERD của bạn, bạn có thể tránh rượu, bia để giảm bớt các triệu chứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top