Bổ sung vitamin phục hồi làn da sau bỏng

Nội dung

Ở nhiệt độ trên 45 độ C da sẽ bị bỏng. Khi nhiệt độ bề mặt da tăng đến 75 độ C, da có thể bị hoại tử . Ta cần có một chiến thuật chăm sóc vết thương cẩn thận, để vùng da bị bỏng nhanh lành đồng thời làm giảm khả năng hình thành sẹo xấu trên da.

Để tổn thương bỏng mau lành và giảm nguy cơ để lại sẹo xấu trên da, bạn cần bổ sung một số hoạt chất để tái tạo mô liên kết và làm đầy vùng tổn thương như protein, tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị xấu (vitamin C), tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín tổn thương (vitamin A), tăng cường hàm lượng lớn collagen cho da (collagen tham gia tích cực vào quá trình hình thành tế bào da mới).

Dưới đây là những dưỡng chất cần thiết mà người bị bỏng nên sử dụng:

 

Protein và kẽm:

Sử dụng nhiều trứng, sữa, thịt gia cầm, để bổ sung protein cơ bản cần thiết cho tiến trình tái tạo mô liên kết. Nên dùng thịt gia cầm (gà, vịt, chim) thay thế thịt heo, thịt bò để hạn chế tình trạng dị ứng. có thể thay thế sữa bằng sữa chua với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng với sữa.

Cá thu để bổ sung axít amin cần thiết và các loại axít béo không no, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp mô sợi dưới da.

Canh rong biển có hàm lượng protein dồi dào, mặt khác rong biển có thêm tiền vitamine A, chất cần thiết cho niêm mạc.

Ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành để cung cấp thêm lecithin- acid amin cần thiết cho cấu tạo của tế bào.

Cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể bằng gan bò, hải sản như tôm, cua, ốc, hàu, ngao… Ngoài ra nó còn có nhiều trong bí ngô và hạt bí ngô. Kẽm có tác dụng thúc đẩy tiến trình làm lành vết thương.

 

Vitamin C :

Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, bưởi, trái cây có nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau đa dạng. Vitamin C tham gia tích cực vào quá trình sản xuất bạch cầu, chống nhiễm trùng, làm giảm tình trạng vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò tích cực trong tiến trình tái tạo và nuôi dưỡng các sợi collagen cho da.

 

Vitamin A:

Rau xanh có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau bina, cần tây, cà rốt các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, thực phẩm chế biến từ bơ sữa là những thực phẩm giàu vitamin A. Vitamin A có tác dụng làm vết thương mau lành lại và hạn chế khả năng hình thành sẹo.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tăng hàm lượng vitamin A trong chế độ ăn hằng ngày với các lý do: Vitamin A có tác dụng đẩy nhanh quá trình nhanh lành vết thương và sản sinh những tế bào da mới để giảm yếu tố nguy cơ hình thành sẹo. Khi thiếu hụt vitamin A trong thời gian này sẽ làm cho vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top