✴️ Biện chứng luận trị vết thương phần mềm

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG.

Khái niệm:

VTPM là sự mất toàn vẹn của da tổ chức dưới da do một tác nhân nào đó. Khi sự toàn vẹn của da và tổ chức dưới da bị phá vỡ thì sự liền vết thương là hậu quả tự nhiên.

Đặc điểm sinh học của quá trình liền vết thương:

Bình thường với vết thương nhỏ gọn sạch được xử lý đúng, kịp thời trên cơ sở trạng thái người bệnh còn khoẻ mạnh, vết thương không bị nhiễm khuẩn, hoại tử, không có khoang hở giữa hai bờ vết thương thì vết thương sẽ liền ngay ở kỳ đầu trong 6 - 8 ngày. Những vết thương này thường là vết thương nhỏ sạch hoặc vết mổ.

Những vết thương khi tổn thương bị mất nhiều tổ chức, các bờ mép vết thương cách xa nhau, nhiễm khuẩn kết hợp thì quá trình liền vết thương sẽ diễn ra qua 3 giai đoạn (còn gọi là 3 pha):

Pha I (pha dỉ dịch - pha viêm): kéo dài khoảng 72h từ lúc bắt đầu bị tổn thương. Đặc điểm của pha này là rối loạn tuần hoàn tại chỗ, vết thương xung huyết, phù nề, xuất tiết, thoát dịch qua thành mạch dẫn đến ứ dịch → biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Mục đích đầu tiên của sửa chữa sinh học là chấm dứt mất máu.

Trong giai đoạn này, đại thực bào, bạch cầu đa nhân thu hút đến vết thương → dọn hoại tử và chống vi khuẩn, các bạch cầu đã phân giải kết hợp với dịch vết thương → lắng đọng mủ. Vì vậy hiện tượng mủ là hiện tượng thường xuyên ở các vết thương (Đông y gọi là hủ, nùng là chất hoại tử).

Đại thực bào có chức năng dọn sạch chất hoại tử, kích thích sự tăng sinh trong vết thương như lympho, nguyên bào sợi, tế bào nội bộ, tế bào sừng… và tiết ra các yếu tố tăng trưởng.

Pha tăng sinh: đây là giai đoạn tăng sinh của mô liên kết, các mầm mao mạch → tổ chức hạt → thu nhỏ vết thương.

Hiện tượng biểu mô hoá từ tế bào biểu bì tăng sinh sẽ lan toả dần phủ kín vết thương để tạo thành sẹo. Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương sẽ làm cho mô hạt chậm phát triển, mô hạt xơ hoá làm cho quá trình liền vết thương chậm lại, thậm chí có thể biến thành vết loét lâu liền.

Pha sửa chữa tái tạo tổ chức: đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình liền vết thương, trong giai đoạn này quá trình sản xuất mô liên kết là quan trọng nhất.

 

CÁC YẾU TỐ GÂY CHẬM LIỀN VẾT THƯƠNG:

Yếu tố tại chỗ: nhiễm khuẩn là yếu tố tại chỗ chủ yếu gây chậm liền vết thương. Nhiễm khuẩn vết thương là điều tất yếu nhất là đối với vết thương bẩn. Nồng độ vi khuẩn 105 VK/g mô mới gây nhiễm khuẩn. Nếu nồng độ đạt 107 - 109 VK/1gmô → gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn toàn thân.

Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (Staplulococus aureus); trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonus alrugenosa), Ecoli, liên cầu… trong đó tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh hiện nay đã kháng lại hầu hết các kháng sinh đang sử dụng trên lâm sàng.

Yếu tố toàn thân:

Thiếu protein.

Thiếu vitamin

Một số thuốc ảnh hưởng đến giai đoạn liền vết thương:

Glucorticoid.

Thuốc ức chế tế bào.

Colchicin.

 

QUAN ĐIỂM VÀ BIẾN CHỨNG CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN:

YHCT gọi tổn thương vết thương phần mềm sang thương chỉ những tổn thương rách đùi, giập nát da, co mạch máu… cũng như YHHĐ, YHCT cho rằng sang thương là tổn thương tại chỗ là cơ bản nhưng có ảnh hưởng đến toàn thân nhất là khí huyết.

Khi bì phu bị tổn thương do một tác nhân nào đó, làm mất đi sự toàn vẹn của nó, tấu lý sơ hở, ngoại là thừa tà xâm nhập gây ứ trệ kinh lạc, khí huyết tại chỗ, huyết mạch bị tổn thương gây xuất huyết và ứ huyết gây sưng, nóng, đỏ, đau. Khi vết thương nhiễm khuẩn YHCT coi đó là nhiễm phải độc tà. Độc tà xâm nhập vào vết thương gây thối rữa tạo thành mủ và gây tổn thương đến khí huyết, nặng gây nhiễm độc toàn thân.

 

ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM.

Điều trị tại chỗ:

Dùng các thuốc rửa, rắc, đắp vào vết thương kết hợp với chích rạch và châm cứu giảm đau. Nhiều cây thuốc đã được nghiên cứu để điều trị vết thương phần mềm, các cây thuốc này đều có tác dụng chung là chống viêm, kìm và diệt vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại vết thương, khử mùi hôi tại vết thương, kích thích đào thải mủ, tổ chức hoại tử ra khỏi vết thương, kích thích tổ chức hạt phát triển, làm nhanh quá trình biểu mô hoá vết thương nên có tác dụng làm nhanh liền vết thương. Tiêu biểu như các cây bạch đồng nữ, mỏ quạ, cỏ lào, niệt gió, cây hoa cứt lợn, ráy dại, thòng bong, lân tơ uyn, sến, rau má… có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các cây thuốc trên đun nước rửa vết thương hoặc cô đặc tẩm gạc đắp vào vết thương. Nếu vết thương tổn thương nhiều, nhiều ngóc ngách, nhiều tổ chức hoại tử thì dùng dung dịch nước sắc nhỏ giọt liên tục lên vết thương.

Ngoài ra còn có thể cô đặc thành cao, kem hoặc tán thành bột để đắp, rắc lên vết thương. Hiện nay đã có một số chế phẩm như cao cỏ lào, cao lá mỏ quạ và bạch đồng nữ, cao rau má, cao sinh cơ, cao thống nhất, bột song bá tài, tiêu xưng tán, tử hoàng tán… để đắp, bôi hoặc rắc lên vết thương.

Thành phần cao sinh cơ: bạch yến 10g, nhũ hương 10g, nghệ khô 8g, tóc rối (đốt tồn tính) 8g, qui vĩ 10g, hoàng liên 4g, bạch cập 10g, phòng phong 8g, bạch chỉ 16g, một dược 8g, dầu mè vừa đủ nấu thành cao.

Thành phần cao thống nhất: bột cúc tần 8 phần, quế chi 1/6 phần, sáp ong 2 phần, ngải cứu 4 phần, đại hồi 1/8 phần, dầu mè vừa đủ nấu thành cao.

Bột song bá tán: trắc bá diệp, đại hoàng, hoàng bá, trạch lan liều bằng nhau, tán nhỏ thành bột mịn.

Bột tử hoàng tán: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng liều bằng nhau tán nhỏ thành bột mịn.

Đối với vết thương có nhiều ngóc ngách, nhiều tổ chức hoại tử, cần kết hợp chích rạch, cắt lọc tổ chức hoại tử để loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn và tạo điều kiện cho các thuốc bôi đắp tại chỗ phát huy tốt hiệu quả.

Khi vết thương đã bớt nhiễm khuẩn, tổ chức hạt phát triển tốt thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu vết thương nhỏ có thể để tự liền.

Nếu vết thương lớn mất nhiều tổ chức da, cơ nên tiến hành xử lý vết thương kỳ 2 như vá da, chuyển vạt da hoặc khâu kín vết thương.

Điều trị toàn thân:

Đối với vết thương nhỏ, mất ít tổ chức tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ thì chỉ dùng thuốc điều trị tại chỗ cho kết quả tốt.

Đối với những vết thương lớn, mất nhiều tổ chức, nhiều ngóc ngách, nhiều tổ chức hoại tử, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng thì ngoài việc tích cực điều trị tại chỗ phải dùng thuốc điều trị toàn thân.

Khi vết thương ứ huyết nhiều, biểu hiện sưng to, đỏ, đau thì phải dùng pháp hoạt huyết hoá ứ, có thể dùng tứ vật đào hồng gia một số vị hành khí hoạt huyết hoặc tiêu sang ẩm.

Bài “Tiêu sang ẩm”

Khi vết thương tiết nhiều dịch mủ, nhiều tổ chức hoại tử, mùi hôi thì phải dùng pháp thanh nhiệt lợi thấp kết hợp với thác độc bài nùng, có thể dùng bài long đởm tả can thang kết hợp với thấu nùng tán.

Bài “long đởm tả can thang”:

Bài “thấu nùng tán”:

Nếu vết thương có nhiễm khuẩn nặng gây phát sốt, sưng nề, đau nhức thì phải dùng pháp thanh nhiệt giải độc có thể dùng bài ngũ vị tiêu độc ẩm gia hoàng kỳ.

Bài “Ngũ vị tiêu độc ẩm”:

Khi vết thương chậm liền, tổ chức hạt phát triển xấu, chậm phát triển thì dùng pháp dưỡng khí, ích huyết, sinh cơ dùng bài bát trân thang gia vị.

Bài “Bát trân thang”:

Phương pháp nhuyễn kiên tán kết dùng trong giai đoạn liền sẹo nhất là đối với tổn thương ở vùng cơ khớp, ảnh hưởng đến chức năng vận động.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top