✴️ Chế độ ăn trong bệnh viêm khớp

Các dạng viêm khớp

Tất cả các dạng viêm khớp đều gây đau, sưng và cứng khớp. Dạng thường gặp nhất là viêm- thoái hóa khớp. Các dạng khác gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp;

  • Viêm khớp vẩy nến;

  • Viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên;

  • Bệnh Gút;

  • Lupus;

  • Viêm cột sống dính khớp;

Chế độ ăn uống có hữu ích trong bệnh viêm khớp?

Câu trả lời là có và đó là những tác dụng sau:

  • Giảm mức độ viêm;

  • Duy trì cân nặng;

  • Giúp mô khỏe và thúc đẩy lành bệnh;

Cơ chế viêm là cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và hỗ trợ chữa lành vết thương. Tuy nhiên khi tình trạng viêm kéo dài sẽ dẫn đến các triệu chứng mãn tính.

Một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm và giảm đau cũng như sự tiến triển của viêm khớp.

Cân nặng cũng ảnh hưởng đến mức độ viêm. Tế bào mỡ tạo ra cytokine là tế bào miễn dịch làm tăng tình trạng viêm.
Chế độ ăn kiêng giúp duy trì cân nặng cũng góp phần giảm viêm và giảm áp lực lên khớp.

Cuối cùng, một số loại viêm khớp có liên quan trực tiếp tới thực phẩm. Ví dụ như thực phẩm chứa nhiều purin (hải sản, thức ăn nhiều đạm) là nguyên nhân cũng như thúc đẩy đến những đợt gút cấp tính.

Các thực phẩm cần tránh

Chất béo gây viêm

Một số loại chất béo làm tăng tình trạng viêm. Người bị viêm khớp nên hạn chế:

  • Axit béo Omega 6: gồm các loại dầu như ngô, hướng dương và dầu thực vật. Axit béo omega 6 không có hại ở mức độ vừa phải, nhưng ở mức độ nhiều là không tốt;

  • Chất béo bão hòa: Thịt, bơ và phô mai chứa loại chất béo này. Chất béo bão hòa nên chiếm ít hơn 10% tổng lượng calo của một người mỗi ngày;

  • Chất béo chuyển hóa: Loại chất béo này có hại cho sức khỏe vì nó làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu và tăng mức độ viêm.

Đường

Những người uống soda có đường thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh RA cao. Tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim đồng thời dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ viêm nhiễm và các bệnh mãn tính khác.

Nhiều sản phẩm có chứa thêm đường. Lời khuyên là nên kiểm hàm lượng đường trong các sản phẩm đóng hộp vì chúng thường chứa một lượng đường rất đáng kể.

Sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs)

AGEs là các hợp chất gây viêm và có thể tích tụ trong các mô, đặc biệt ở người lớn tiểu. Người mắc các bệnh tiểu đường và viêm khớp dạng thấp thường có mức AGE tăng cao. Vì vậy, giảm AGE có thể giúp giảm viêm.

Chất béo và đường đều làm tăng nồng độ AGE trong cơ thể. Một số thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, chiên cũng làm tăng nồng độ AGE.

Rau Nightshade

Rau Nightshade là nhóm rau có chứa solanin. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn giúp cải thiện các triệu chứng.

Rau Nightshade gồm:

  • Cà chua;
  • Ớt chuông;
  • Ớt đỏ;
  • Cà tím;
  • Khoai tây;

Ghi lại phản ứng của cơ thể đối với các loại thực phẩm cũng là một khuyên rất hữu ích.

chế độ dinh dưỡng cho người thấp khớp

Thực phẩm giàu purin

Đối với người bị bệnh gút, bác sĩ sẽ khuyến nghị chế độ ăn ít purin kết hợp với thuốc.

Purines là chất có trong thực phẩm mà cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Axit uric tích tụ trong máu và gây ra cơn gút. Các loại thực phẩm sau đây chứa nhiều purin:

  • Thịt đỏ;

  • Lòng động vật như gan, tim, ruột…;

  • Bia và rượu;

  • Thịt dăm bông, thịt xông khói;

  • Hải sản;

Tuy nhiên một số loại rau giàu purin như súp lơ, nấm và đậu không có liên quan đến nguy cơ bệnh gút.

Thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn

Chất béo chống viêm

  • Chất béo không bão hòa: dầu ô liu, dầu bơ và dầu từ các loại hạt. Dầu ô liu nguyên chất có chứa hợp chất oleocanthal, có đặc tính chống viêm tương tự như ibuprofen;

  • Axit béo omega-3: một số loại cá như cá hồi, cá mòi và cá trích chứa axit béo omega-3. Ngoài ra có thể bổ sung thêm dầu cá. Dùng 600mg – 1000mg dầu cá mỗi ngày có thể giảm bớt tình trạng cứng khớp, sưng và đau khớp. Người ăn chay có thể sử dụng quả óc chó hoặc dầu óc chó;

  • Dầu dừa cũng có thể có lợi cho bệnh viêm khớp. Dù là một chất béo bão hòa nhưng nó có đặc tính chống viêm.

Hoa quả và rau

Các loại trái cây và rau quả sau đây có thể hữu ích cho người bị viêm khớp:

  • Hành tây, tỏi: Tất cả đều chứa hợp chất chống viêm. Chúng cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh giúp làm giảm tổn thương sụn;

  • Khoai lang, bí và cà rốt: Các loại rau có màu cam và đỏ chứa carotenoid là chất chống oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy carotenoid giúp giảm nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp nhưng điều này chưa có kết luận chắc chắn;

  • Rau lá xanh: Các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, và rau chân vịt có chứa canxi và cần thiết cho sức khỏe của xương. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa;

  • Trái cây chua: như cam quýt, dâu tây và kiwi có lượng vitamin C cao giúp bảo vệ xương và sụn;

Chế độ ăn được khuyến cáo

Chế độ ăn hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh các triệu chứng của viêm khớp.

Nên chọn các loại thực phẩm sau:

  • Dầu ô liu;

  • Ngũ cốc, trái cây và rau;

  • Thịt nạc, trứng và cá;

  • Các loại hạt;

Hạn chế đường, rượu và thịt đỏ.

Một số mẹo để kiểm soát bệnh viêm khớp

  • Hoạt động thể thao nhẹ: giúp duy trì hoạt động mà không làm tổn thương các khớp. Các môn được khuyến cáo tham gia như đi bộ, bơi lội, hoặc đạp xe;

  • Phương pháp nấu ăn: Một số phương pháp nấu nướng giúp bảo toàn dinh dưỡng từ thực phẩm. Hấp luộc tốt hơn chiên. Chiên ít dầu tốt hơn chiên ngập dầu. Hấp lò vi sóng trong thời gian ngắn cũng giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng;

  • Phơi nắng: Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của xương vì giúp cơ thể hấp thụ canxi. Có nhiều thực phẩm có chứa vitamin D, nhưng cách dễ nhất để có đủ vitamin D là dành một chút thời gian dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.

Tổng kết

Thực phẩm làm tăng tình trạng viêm như đường và chất béo bão hòa có thể làm nặng nề thêm các triệu chứng viêm khớp. Các thực phẩm chứa nhiều purin và rau nightsade sẽ kích hoạt các đợt bùng phát viêm khớp.

Để xác định các yếu tố khởi phát viêm, bạn có thể thử và ghi lại các thực phẩm gây phản ứng lên cơ thể trong vài tuần sau đó lọc ra danh sách các thực phẩm cần tránh.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo giúp chống viêm.

Cần có kế hoạch ăn uống tốt nhất và đôi khi bạn nên được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng cổ tay như thế nào?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top