Chế độ ăn uống đẩy lùi triệu chứng viêm

Viêm là một đáp ứng thường xuyên để bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch. Đó là phương pháp để cơ thể tự phục hồi khi bị tổn thương hay do phơi nhiễm với các chất độc hại. Viêm cũng là một phản ứng có lợi cho cơ thể, ví dụ như da tự lành lại sau khi bị một vết cắt; tuy nhiên, không phải lúc nào viêm cũng mang lại những tác dụng tốt.

Viêm mạn tính xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể dẫn tới các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, tình trạng thiếu đáp ứng miễn dịch như bệnh Crohn hay các bệnh ngoài da như vảy nến. Hiện tượng viêm cũng đóng vai trò quan trọng trong các bệnh tim mạch, tiểu đường và Alzheimer.

 

 

Những bằng chứng cho thấy tác động của một số loại thực phẩm nhất định đối với quá trình viêm trong cơ thể còn khá hạn chế. Chúng ta biết rằng một vài thuốc hoặc thực phẩm có khả năng làm giảm phản ứng viêm, tuy nhiên cần phải ăn bao nhiêu với tần suất như thế nào đối với các thực phẩm này còn chưa rõ ràng. Mặc dù có những nghiên cứu đầy hứa hẹn cho thấy tác động của những loại thực phẩm như dầu cá, quả họ dâu và các loại nước quả chua, tuy nhiên cũng nên hết sức thận trọng đối với những loại thực phẩm mới được cho là có khả năng chống viêm một cách thần kỳ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Orlansky, khoa học hiện nay đang ủng hộ cho việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và cung cấp các chất chống oxy hóa để làm giảm stress gây viêm. Những loại chất béo tốt cho sức khỏe như acid béo omega-3 và omega-6 giúp làm giảm viêm và điều hòa chức năng niêm mạc. Những loại chất béo này nên được bổ sung vào chế độ ăn. Ngoài ra, nên loại bỏ các loại chất béo có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm như chất béo bão hòa trong thịt, bơ, sốt kem, thực phẩm chiên rán và chất béo chuyển hóa trong một số thực phẩm đóng hộp.

 

Ăn uống đúng cách để làm giảm các chứng viêm

Thật may mắn là việc ăn uống để làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm có thể dễ hơn bạn tưởng.

  • Hãy để cho rau tươi và hoa quả chiếm ít nhất khoảng 50% khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Cung cấp thường xuyên các các quả họ dâu và anh đào dưới dạng tươi, khô hay làm đông lạnh. Đảm bảo ăn đa dạng các loại rau bao gồm các loại rau lá xanh như cải xoăn, củ cải và cải Bruxen.
  • Lựa chọn các loại protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu, hạt và quả hạch kết hợp với các loại protein trong khẩu phần ăn hằng ngày của bạn.
  • Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại đã được chế biến, tinh chế sẵn. Thay gạo trắng bằng các loại gạo lứt, gạo đen, gạo dại.
  • Chọn các loại chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch như dầu olive, quả bơ, quả hạch và các loại hạt chứa dầu.
  • Lựa chọn các loại dầu cá như cá hồi, cá mòi, cá cơm để cung cấp đủ các acid béo omega-3 tốt cho tim mạch.
  • Hãy làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn của bạn bằng các loại rau và gia vị có nguồn gốc tự nhiên do chúng là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa.

 

 

Mặc dù chế độ ăn uống rất quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Chất lượng và độ dài của giấc ngủ và các yếu tố thuộc về phong cách sống khác cũng có tác động trực tiếp tới phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể.

Nói chung, để tránh và hạn chế các quá trình viêm mãn tính, hay tự đặt nhiệm vụ cho chính bản thân bạn để luôn duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì một cân nặng hợp lý, ngủ đủ giấc và tích cực tham gia vào các hoạt động thể dục thường xuyên.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top