✴️ Chế độ ăn uống nào sau đột quỵ có thể giúp phục hồi tốt?

Nội dung

Sau khi đột quỵ, cơ thể bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, bạn không nên giảm cân sau cơn đột quỵ vì chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể là do:

  • Bệnh nhân gặp vấn đề nhai, nuốt;
  • Gặp khó khăn trong cử động cánh tay hoặc bàn tay;
  • Vấn đề về trí nhớ và thần kinh;
  • Chán ăn.

Do đó, bệnh nhân và người chăm sóc cần biết những loại thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân với chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ để giúp họ ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát.

Những thông tin dưới đây chỉ là những hướng dẫn chung. Vì vậy, chúng đôi khi không phù hợp với những người nhẹ cân và người gặp vấn đề nhai nuốt. Bạn nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ phù hợp nhất.

Các chất cần hấp thụ nhiều trong chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ

Trái cây và rau củ. Chúng có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ vì có chứa các chất sau đây:

  • Chất chống oxy hóa: làm giảm sự phá hủy mạch máu;
  • Potassium (kali): giúp kiểm soát huyết áp;
  • Chất xơ: làm giảm cholesterol;
  • Folate (có trong rau củ xanh sẫm): làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, folate và các loại vitamin khác. Chúng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Nước. Bạn nên uống 8–10 ly nước một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

 

Các chất cần hấp thụ vừa phải

  • Thịt, thịt gà, cá;
  • Bạn có thể ăn thịt đỏ và thịt gà trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo những điều sau: 
    • Chọn loại thịt nạc (ít hay không có mỡ);
    • Loại bỏ mỡ;
    • Tách da ra khỏi thịt gà.
  • Ăn các loại cá giàu chất béo sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn nên cố gắng ăn ít nhất 2–3 lần/tuần;
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo. Lượng canxi và kali có trong các sản phẩm này giúp kiểm soát huyết áp cũng như giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn nên chọn các thực phẩm từ sữa ít béo như sữa, yogurt, phô mai và bánh trứng sữa;

 

Các chất cần hấp thụ ít

Các chất béo lành mạnh bao gồm chất béo đa không bão hòa và chất béo đơn không bão hòa. Các chất béo này thường có trong:

  • Các loại đậu, hạt;
  • Quả bơ;
  • Dầu thực vật (như dầu hạt cải, dầu ô liu và hướng dương).

 

Các chất cần hạn chế hấp thụ

Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ cũng cần hạn chế một số chất dưới đây để đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.

Các chất béo không lành mạnh: bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chúng có trong các loại thực phẩm sau:

  • Bơ;
  • Mỡ lợn;
  • Các loại thịt có mỡ;
  • Các loại bánh ngọt;
  • Một vài loại thức ăn vặt (thức ăn nhanh).

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm gia tăng lượng cholesterol, tăng nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân.

Muối. Bữa ăn có quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Bạn nên chọn các sản phẩm “không thêm muối” hay “ít muối”;
  • Hạn chế ăn các món ăn vặt nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm mặn;
  • Không thêm muối vào bữa ăn. Thay vào đó, bạn hãy thử dùng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng mùi vị;
  • Xem xét bảng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Muối thường được thay thế bằng tên sodium (natri). Bạn nên dùng ít hơn 4g sodium hay 1.600mg muối một ngày;

Đồ uống có cồn. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ về lượng rượu bia đã sử dụng, vì cồn có khả năng phản ứng với một số loại thuốc. Nó còn khiến bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát huyết áp.

 

Chia giờ cho các bữa ăn

Bệnh nhân sau cơn đột quỵ thường chán ăn, vì vậy để đạt được một chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ, người chăm sóc nên giúp bệnh nhân bằng cách:

  • Chia đều các bữa ăn trong một ngày;
  • Cho người bệnh tự ăn nếu họ muốn;
  • Khuyến khích bệnh nhân ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày;
  • Giảm sự xao nhãng của bệnh nhân trong suốt bữa ăn;
  • Theo dõi nếu bệnh nhân có bất kỳ vấn đề gì khi nhai hay nuốt.

 

 

return to top