Fast food ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể của chúng ta?

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tim mạch

Đa số thức ăn nhanh, kể cả nước uống và món phụ ăn kèm, đều chứa nhiều carbohydrate, trong khi chỉ có một lượng không đáng kể chất xơ, hay thậm chí hoàn toàn không có chất này.

Khi tiêu hóa thức ăn nhanh, máu sẽ có thêm nhiều glucose (carbohydrate được chuyển hóa thành đường). Kết quả là đường huyết tăng lên.

Tuyến tụy lập tức tiết insulin để phản ứng với lượng glucose lên cao. Insulin vận chuyển đường đến các tế bào cần chất này để tạo năng lượng. Khi cơ thể sử dụng hay hấp thụ lượng đường đó, đường huyết trở lại bình thường.

Cơ thể kiểm soát nghiêm ngặt quy trình chuyển hóa đường huyết. Nếu cơ thể chúng ta càng khỏe mạnh, tế bào sẽ càng dễ kiểm soát được tình trạng tăng đường đột biến.

Ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate một cách thường xuyên có thể khiến đường huyết tăng liên tục. Theo thời gian, các insulin gai sẽ khiến phản ứng insulin bình thường của cơ thể mất tác dụng. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh kháng insulin, tiểu đường týp 2 và thừa cân.

 

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Lượng calorie thừa trong thức ăn nhanh sẽ khiến người ăn thừa cân, sau đó là béo phì. Béo phì làm tăng rủi ro về hô hấp, cũng như có thể gây ra hen suyễn và hiện tượng thở dốc.

Thừa cân cũng gây áp lực đến tim và phổi. Các triệu chứng này có thể xuất hiện khi người ta làm việc quá sức. Tình trạng khó thở diễn ra khi đi bộ, leo cầu thang và vận động.

 

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Người ăn thức ăn nhanh và các loại bánh làm bằng bột chế biến có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 51% so với những ai không ăn hoặc chỉ ăn lượng nhỏ thực phẩm này.

 

Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản

Nguyên liệu từ thức ăn nhanh và thức ăn vặt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm chế biến chứa phthalates. Chất này có thể làm gián đoạn quy trình hoạt động hormone trong cơ thể. Tiếp xúc nhiều với hóa chất này sẽ khiến quy trình sinh sản gặp vấn đề, bao gồm cả dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

 

Ảnh hưởng đến xương khớp

Carbohydrate và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến làm tăng nồng độ acid trong miệng. Loại acid này có thể phá vỡ men răng. Sau đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng phá hỏng răng khi răng mất men, kéo theo hiện tượng sâu răng.

Béo phì còn dẫn đến biến chứng về mật độ xương và cơ. Càng bị béo phì, nguy cơ té ngã và gãy xương càng cao. Vận động để làm cơ nảy nở thêm rất quan trọng nhằm giúp xương vững chắc hơn. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp.

Tóm lại, cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh cũng như các món phụ kèm theo đó. Hãy ăn uống một cách thông minh để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé các bạn!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top