Hậu quả của chứng ăn vô độ

Nội dung

Thừa cân và béo phì

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn một cách thường xuyên, bạn có thể bị chứng ăn vô độ. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau, nhưng hai trong số đó là tăng cân và béo phì. Hai phần ba trong số những người mắc chứng ăn vô độ bị béo phì, mặc dù những người có hình dáng trung bình cũng có thể mắc chứng ăn vô độ.

Làm gì để kiểm soát trọng lượng?

Bạn có thể đạt được một cân nặng hợp lí bằng việc tập thể dục, kiểm soát khẩu phần, và lựa chọn thực phẩm thông minh. Nhưng bạn có thể cần một chương trình đặc biệt để điều trị chứng rối loạn ăn uống. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những bài tập phù hợp.

 

Đái tháo đường typ II

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều đó có nghĩa là cơ thể của bạn không thể sử dụng hóc-môn Insulin một cách phù hợp khiến cho mức đường huyết của bạn khó kiểm soát. Theo thời gian, bệnh có thể dẫn đến những tổn thương ở thận, mắt và tim.

 

Làm thế nào để xử lý bệnh tiểu đường của bạn?

Càng hiểu biết về bệnh tiểu đường, thì bạn càng có thể kiểm soát tình trạng tốt hơn. Bạn sẽ cần phải theo dõi lượng đường trong máu, có một chế độ ăn uống lành mạnh, và tăng cường tập luyện. Bạn có thể cần phải dùng thuốc để điều trị bệnh, nhưng không phải ai cũng như vậy.

 

Trầm cảm và lo âu

Chứng ăn vô độ thường đi kèm với những vấn đề về tâm thần. Các bác sĩ cho rằng có nhiều vấn đề có thể dẫn đến chứng ăn vô độ, vì vậy khó có thể nói rằng nguyên nhân gây ra nó là do trầm cảm và lo âu. Nhưng những người bị chứng ăn vô độ thường cảm thấy xấu hổ và tội lỗi về vấn đề của họ. Hầu hết họ đều cố gắng che giấu nó.

 

Làm thế nào để kiểm soát các rối loạn về tâm thần?

Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tập thể dục, và ngủ, đó là những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn chống lại sự lo âu hoặc trầm cảm. Nhưng điều trị chứng ăn vô độ cũng có thể bao gồm việc đến khám ở chuyên gia sức khỏe tâm thần, người có thể giúp bạn bằng liệu pháp trò chuyện, các thuốc chống trầm cảm, hoặc các loại thuốc khác.

 

Rối loạn tiêu hóa

Chứng ợ nóng kéo dài và hội chứng ruột kích thích có thể gặp ở những người mắc chứng ăn vô độ. Những vấn đề này thường liên quan đến thừa cân và béo phì, vì vậy các bác sĩ không chắc chắn rằng nguyên nhân là do bản thân chứng ăn vô độ hay do những yếu tố khác kèm theo.

 

Điều trị chứng ợ nóng và hội chứng ruột kích thích

Chứng ợ nóng có thể gây ra do những vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Hãy đến khám bác sĩ ít nhất 2 lần một tuần để được kê những thuốc điều trị thích hợp hoặc được giới thiệu đến những chuyên gia về tiêu hóa. Với hội chứng ruột kích thích, một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế stress có thể giúp bạn cải thiện tình hình, nhưng bạn cũng có thể sẽ cần sử dụng thuốc.

 

Sỏi mật

 

Nhiều vấn đề sức khỏe có liên quan đến chứng ăn vô độ như béo phì, cholesterol máu cao, nồng độ Triglycerid cao (chất béo ở trong máu),… có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh lí về túi mật (một túi nhỏ nằm ở dưới gan của bạn). Vấn đề thường gặp nhất chính là sỏi mật, được tạo thành do sự lắng đọng của cholesterol hoặc mật trong túi mật.

 

Điều trị sỏi mật

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để lấy sỏi hoặc cắt túi mật. Đôi khi, bác sĩ có thể kê thuốc làm tan sỏi nhưng đó không phải là một giải pháp lâu dài.

 

Bệnh tim mạch và đột quỵ

Tăng huyết áp và nồng độ cholesterol máu có thường gặp ở người mắc chứng ăn vô độ, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi bạn bị huyết áp cao trong một thời gian dài, nó có thể làm căng thành mạch của bạn. Và nồng độ cholesterol cao có thể tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch, là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

 

Những thay đổi tốt cho tim mạch

Không hút thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí và tập luyện đều đặn có thể giúp điều hòa huyết áp của bạn. Chế độ ăn giàu rau của quả, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc có thể giúp giảm cholesterol múa. Bác sĩ cũng có thể kê các thuốc để hạ huyết áp và hạ cholesterol máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top