Mì ăn liền gói ramen (hoặc mì cốc) là những loại mì ăn liền có kèm bột súp có hương vị. Chúng không tốn kém và dễ chuẩn bị - chỉ cần thêm nước nóng đợi khoảng ba phút bạn đã có một bữa ăn. Tuy nhiên, vấn đề là những loại mì đóng gói này có hàm lượng chất béo và natri cao và không phải tất cả đều là chất bổ dưỡng.
Thật không may, thực sự mì ramen không có lợi ích gì đối với sức khỏe ngoài việc chứa một lượng sắt tốt, cần thiết để vận chuyển oxy trong cơ thể và ngăn ngừa mệt mỏi và thiếu máu (thiếu chất sắt). Tuy nhiên, vì những loại mì ăn liền này có hàm lượng natri và chất béo cao (bao gồm cả chất béo bão hòa) và ít chất xơ và rất ít các chất dinh dưỡng thực khác, mỳ Ramen “hại” nhiều hơn “lợi”.
Những loại mì ăn liền ramen cũng sẽ không giúp gì cho việc giảm cân. Chúng có ít chất xơ và protein - hai yếu tố quan trọng trong việc giảm cân. Và lượng calo chứa trong một gói là khá nhỏ, bạn sẽ cảm thấy đói trong một thời gian ngắn sau khi ăn chúng. Thêm vào đó, vì chúng có hàm lượng natri cao nên việc ăn mì ramen có thể dẫn đến tình trạng trướng bụng và giữ nước, điều này không giúp ích gì khi bạn muốn giảm cân.
Mặc dù có thể bạn không muốn sử dụng ramen thay cho bữa ăn chính, bạn vẫn có thể cải thiện giá trị dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm các nguyên liệu có lượng calo thấp nhưng có nhiều chất dinh dưỡng.
Việc thêm gà và rau cải trong khi nấu mì giúp bổ sung thêm vitamin và protein. Mỗi bát mì vẫn có gần 200 calo, nhưng nó chỉ có 4,5 gram chất béo và dưới 2 gram chất béo bão hòa. Thêm gà và rau cải cũng làm tăng chất xơ từ 1 gram đến khoảng 2.5 gram và bổ sung thêm nhiều vitamin A, lutein và vitamin B. Thêm rau cải và thịt nạc không chỉ làm tăng khối lượng mì ramen và tăng số lượng khẩu phần, mà còn giúp giảm tác động của chất béo không tốt trong mì ramen.
Cho đến nay, bổ sung thịt gà và rau cải khi nấu ramen vẫn là cách thức phổ biến nhất để cải thiện dinh dưỡng cho phần ăn là một bát mì ramen. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện giá trị sức khoẻ của phần ăn này hơn nữa. Thêm vào phần ăn này một ít salad với dầu oliu hoặc dầu cây óc chó và giấm chua, và bạn đã bổ sung thêm được một số loại chất béo có lợi và thậm chí nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Thêm tôm hoặc cá nấu chín để bổ sung axit béo thiết yếu omega-3 và tăng hương vị với dầu mè, nấm, mầm non, hạt dẻ và măng.
Nếu bạn muốn giảm natri nhiều hơn, bạn có thể giảm lượng bột từ gói hương liệu khi nấu mỳ. Bổ sung bằng cách thêm hương vị với tỏi, hạt tiêu, hoặc các loại thảo mộc yêu thích của bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh