Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th.
Mụn cơm (mụn cóc) gây ra bởi một loại virus và thường gặp ở độ tuổi trẻ đến trường. Khi hệ miễn dịch đủ chống lại virus đó, thương tổn sẽ biến mất, tuy nhiên nhiều bệnh nhân cũng như các bậc phụ huynh vì lý do thẩm mỹ nên tìm đến các phương pháp điều trị. Nhiều chế phẩm tốt có sẳn ở dạng OTC, nhưng điều quan trọng là phải biết cách sử dụng nếu muốn bảo vệ vùng da xung quanh trong khi điều trị.
Mụn cóc có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở trẻ em hơn và độ tuổi hay mắc phải là từ 12 – 16 tuổi. Lý do là vì ở thời gian này, trẻ tiếp xúc với virus ở trường học hay các dụng cụ thể thao. Mụn cóc (mụn cơm) gậy ra bởi virus HPV, có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Mụn cóc là các thương tổn có bề mặt thô ráp và có màu của da (hồng, nâu, trắng). Mụn cơm bàn chân xuất hiện ở các bề mặt chịu lực của cơ thể - lòng bàn chân và gót, chúng có bề ngoài không giống với các mụn cơm ở vị trí khác vì áp lực của cơ thể đã đẩy thương tổn lún vào bên trong, và gây cảm giác đau khi đi lại. Mụn cơm có hệ thống các mao mạch, và các mao mạch đó có thể bị tắc nghẽn, gây huyết khối, hóa đen hoặc tạo các điểm chảy máu. Sự hiện diện của các mao mạch giúp phân biệt các vết chai với mụn cơm bàn chân: nếu đó là vết chai, sẽ không có các điểm hóa đen mà thay vào đó là lớp keratin trắng. Các mao mạch bị huyết khối, thỉnh thoảng bệnh nhân lại hiểu sai là gốc, rễ của mụn cóc, Dược sĩ cần đính chính lại hiểu lầm đó lúc giải thích mục đích và phương pháp điều trị.
Mụn cóc mọc thành đám:
Mụn cóc có thể là các thương tổn đơn độc hay mọc thành đám. U mềm lây có các thương tổn có thể giống với mụn cóc nhưng được gây ra bởi một loại virus khác. Thăm khám kĩ cho thấy thương tổn chứa hạt virus ở trung tâm – có thể loại bỏ bằng cách nặn ra. Vị trí của u mềm lây khác so với mụn cóc – mí mắt, mặt, nách, thân người là những nơi có thể bắt gặp. Nên tư vấn người bệnh bị u bệnh ở những vùng này đến gặp bác sĩ, tự chữa trị là không hợp lí.
Lòng bàn tay và mu bàn tay, quanh móng tay là các vị trí thông thường của mụn cóc. Những người có thói quen cắn móng tay, cắt da quanh móng tay thường dễ bị mụn cóc hơn. Bệnh đôi khi xảy ra ở mặt, và các trường hợp này nên tư vấn đến gặp bác sĩ, do các thuốc OTC tác dụng theo cơ chế phá hủy tự nhiên nên có thể làm bệnh nhân sợ không dám điều trị
Những vùng da hay bị chấn thương hoặc chà xát có khả năng chịu sự tấn công của virus cao hơn, do da phá hủy tạo điều kiện cho virus xâm nhập. Mụn cóc bàn chân được tìm thấy ở lòng bàn chân và có thể ở dạng đơn độc hoặc tồn tại thành đám.
Mụn cóc sinh dục:
Được gây ra bởi nhiều chủng HPV và cần được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị. Bệnh lây qua đường sinh dục và bệnh nhân có thể tự đến phòng khám tiết niệu để được điều trị.
Cần biết rằng đa số mụn cóc sẽ biến mất trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm.
Bệnh nhân càng trẻ, thương tổn càng nhanh giới hạn.
Bất cứ thay đổi nào về hình dạng của mụn cóc đều cần được chú ý, và nên khuyên đến gặp bác sĩ. Bệnh nhân thường nhầm ung thư da là mụn cóc, dược sĩ có thể tìm hiểu xem thương tổn đã xuất hiện bao lâu và có biến đổi nào xảy ra hay không. Các dấu hiệu liên quan ung thư da được mô tả ở phần sau.
Bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng sản phẩm OTC để chữa mụn cơm hay mụn cơm bàn chân, vì sự suy giảm tuần hoàn có thể dẫn đến sự chậm lành vết thương, gây loét hay thậm chí hoại tử. Do bệnh lý thần kinh ngoại biên nên dù phá hủy diện tích da rộngcũng không gây cảm giác đau.
Mụn cơm có thể trở thành một vấn đề nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân suy giảm do bệnh tật (nhiễm HIV, u lympho) hay do thuốc (cyclosporin: ngăn ngừa loại bỏ mảnh ghép).
Dược sĩ nên hỏi bệnh nhân đã được điều trị hay chưa, và nếu có thì phương pháp điều trị đó như thế nào. Thông thường, bệnh nhân sẽ không theo hết liệu trình dài điều trị do tâm lí luôn muốn một phương pháp sao cho mau khỏi bệnh của họ.
Điều trị với các thuốc OTC cần đạt hiệu quả trong vòng 3 tháng, nếu không, bệnh nhân cần được tư vấn đến gặp bác sĩ.
Mục tiêu điều trị là giảm kích thước của tổn thương bằng việc phá hủy da từ từ. Có thể cần phải sử dụng thuốc trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, giải thích điều thời gian điều trị với là rất quan trọng để bệnh nhân tuân thủ, đạt được hiệu quả điều trị. Phần da bình thường quanh phần thương tổn nên được bảo vệ trong khi điều trị.
Acid salicylic có thể xem xét là một sự lựa chọn cho việc điều trị mụn cơm, nó có tác dụng làm mềm và phá hủy da, do đó sẽ loại bỏ phần mô nhiễm virus. Hiện các thuốc có nhiều loại hàm lượng khác nhau dạng keo, base giữ acid salicylic tiếp xúc với mụn cơm lâu hơn. Một số chế phẩm có chứa thêm acid lactic với mục đích làm tăng hiệu lực của acid salicylic, làm phân giải keratin và có tác dụng kháng vi sinh vật. Có nhiều dạng bào chế như dạng thuốc mỡ, gel, miếng dán có chứa acid salicylic . Thuốc nên tránh cho tiếp xúc lên mắt và không sử dụng ngón tay để bôi thuốc (dùng các dụng cụ y tế thích hợp).
Dimetyl ete propan có thể dùng làm lạnh mụn cơm và thuốc có thể sử dụng tại nhà cho người trưởng thành và trẻ em trên 4 tuổi. Có rất ít bằng chứng chứng minh sự khác biệt hiệu quả khi tự sử dụng hay bác chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Không nên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc phụ nữ có thai. Mụn cơm sẽ suy giảm sau 10 ngày dùng thuốc.
Việc sử dụng băng keo dán lên mụn cơm được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và ít sử dụng ở Anh. Dán băng keo lên mụn cơm trong 6 ngày sau đó bóc băng keo ra, ngâm vùng có mụn cóc trong nước ấm 5 phút, rồi chà xát nhẹ nhàng mụn với que có gắn giấy nhám. Làm như vậy trong 8 tuần. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dùng băng keo và liệu pháp lạnh có tác dụng tương đương.
Formaldehyde được dùng để trị mụn cơm bàn chân, không thích hợp dùng ở bàn tay do kích ứng da. Ở lòng bàn chân, lớp da dày đã ngăn cản tác dụng này. Hiện có
chế phẩm dạng gel, bôi 2 lần/ ngày. Cả formaldehyde và glutaraldehyde đều có các tác động không dự đoán trước được và không được xem là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị mụn cơm, mặc dù có thể hữu ích trong những trường hợp đề kháng.
Glutaraldehyde được dùng ở dạng gel hay dung dịch 5% hay 10% để trị mụn cơm. Không được sử dụng điều trị mụn cơm ở cơ quan sinh dục, dùng được cho mụn cơm bàn chân. Tác dụng của thuốc lên các loại virus rất khác nhau. Nên nhắc bệnh nhân là thuốc có thể làm da biến màu nâu, tuy nhiên tác động này sẽ giảm dần khi ngừng thuốc.
Dùng các thuốc chứa acid salicylic hằng ngày. Trước khi sử dụng thuốc nên ngâm vùng da chân, tay bị nhiểm trong nước ấm khoảng 5- 10 phút, mục đích là để lớp da mềm và hydrat hóa, do đó sẽ làm tăng tác dụng của acid salicylic. Loại bỏ lớp da chết bằng cách chà nhẹ vào đá bọt hay que giấy nhám thuốc bôi tiếp xúc được với bề mặt tổn thương. Dùng bằng keo dính dán lên mụn cơm sẽ làm mềm lớp da, tạo điều kiện cho acid salicylic phát huy tối đa tác dụng.
Việc bảo vệ lớp da lành xung quanh là quan trọng và có thể thực hiện được bằng cách bôi lớp dầu nhớt lên để ngăn không cho thuốc tác dụng lên phần da lành.
Bệnh nhân đôi khi nhầm lẫn tổn thương ác tính và tiền ác tính với mụn cơm. Có nhiều kiểu ung thư da, chúng có thể chia làm 2 loại: không sắc tố (có màu của da) và loại sắc tố (có màu nâu).
Không sắc tố : ở nhóm này, thường xảy ra với người cao tuổi. Dấu hiệu có thể là một vết loét nhỏ tồn tại dai dẳng, hoặc gây đau, ngày càng mở rộng ra mà không có vẻ hồi phục. Đôi khi có một lớp vẩy hình thành nhưng khi nó rơi ra, tổn thương vẫn còn. Trong trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy, tổn thương điển hình sẽ có tăng sinh tuần hoàn máu.
Tổn thương sắc tố có thể trở thành ác tính, loại này thường xảy ra ở bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trẻ hơn nhiều so với nhóm trên. Sự thay đổi bản chất hoặc hình dạng của tổn thương sắc tố da cần được tư vấn thăm khám kĩ bao gồm:
Đường viền bất thường (bề mặt và ranh giới). Thay đổi màu sắc, đặc biệt là chuyển màu đen. Ngứa, chảy máu.
Tổn thương vệ tinh xung quanh (gần tổn thương gốc).
Hình 9 : U melanin
Hình 10: U melanin đang lây lan bề mặt.
Điều trị mụn cóc cần liên tục nhiều tuần đến 3 tháng. Bệnh nhân cần biết thời gian điều trị dài ngày,để không kỳ vọng thành công trong thời gian ngắn. Dược sĩ cần yêu cầu bệnh nhân quay lại và thông tin về tiến trình để dễ kiểm soát điều trị cho bệnh nhân. Nếu điều trị không thành công trong 3 tháng, thì có thể chuyển đến bệnh viện sử dụng ni tơ lỏng để điều trị.
Nhiều virus có khả năng thâm nhập qua da ẩm hơn da khô, dùng bể bơi thường xuyên thì khả năng mắc mụn cơm bàn chân cũng cao hơn. Về lý thuyết, đi chân trần với vết trầy ở da có thể nhiễm từ mụn cơm khi cọ xát vào sàn bể bơi. Vẫn còn tranh cãi về việc liệu mang vớ cao su có thể ngăn sự lây lan của mụn cơm bàn chân hay không. Cần nói thêm rằng, việc mang loại vớ này có thể chính nó sẽ tạo ra sự kì thị đối với trẻ bị bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh