Nhóm người có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng một số loại thuốc kiểm soát đường huyết, huyết áp.
Hội chứng chuyển hóa là tình trạng đặc trưng bởi một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường type 2 và đột quỵ. Các yếu tố này bao gồm béo bụng, nồng độ cholesterol "tốt" HDL thấp, chất béo trung tính triglyceride cao, tăng huyết áp và lượng đường trong máu tăng cao.
Một nghiên cứu trên chuột mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy chế độ ăn uống bổ sung nhiều nước ép cà rốt tím đã cải thiện hoặc đảo ngược tất cả các triệu chứng liên quan đến hội chứng chuyển hóa, bao gồm gan nhiễm mỡ, đường huyết cao, tăng huyết áp và cứng cơ tim.
Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tuần cũng ghi nhận rằng những con chuột mắc hội chứng chuyển hóa có chế độ ăn nhiều chất béo được bổ sung cà rốt tím đã cải thiện nhiều hơn về huyết áp và tình trạng kháng insulin (nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao) so với những con chuột ở nhóm đối chứng.
Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của cà rốt tím đối với hội chứng chuyển hóa trên cơ thể người.
Cà rốt tím có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ nhưng chứa ít calo. Trong 128gr cà rốt sống chỉ cung cấp 52calo. Thay thế các thực phẩm chế chiến sẵn nhiều calo bằng các loại rau củ, chẳng hạn như cà rốt tím có thể giúp bạn giảm cân.
Hơn nữa, một nghiên cứu lớn trên hơn 124.00 người cho thấy việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu anthocyanin, chất chống oxy hóa dồi dào có trong cà rốt tím, giúp giảm cân nhiều hơn ở cả nam và nữ.
Bệnh viêm ruột được định nghĩa là tình trạng viêm mạn tính ở tất cả hoặc một phần của đường tiêu hóa. Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy cà rốt tím có tác dụng đối với một nhóm bệnh gây viêm ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng.
Cụ thể, một nghiên cứu đã chứng minh rằng những con chuột bị viêm đại tràng được ăn bột cà rốt tím giúp kiểm soát sự tăng tiết các protein chống viêm trong máu, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u-α và interleukin-6, so với các phương pháp điều trị khác. Một nghiên cứu trong ống nghiệm kiểm tra tác dụng của chiết xuất cà rốt tím trong việc giảm viêm tế bào ruột cũng cho kết quả tương tự.
Các nhà nghiên cứu trong những nghiên cứu này kết luận rằng đặc tính chống viêm của cà rốt tím có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin mạnh mẽ của chúng.
Cà rốt tím thường được tìm thấy nhiều hơn ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Cà rốt tím rất đa năng và bổ dưỡng, chúng có hương vị tương tự các loại cà rốt khác nên có thể sử dụng theo cách tương tự. Đơn giản nhất là tiêu thụ như một món rau, salad, trong món hầm hoặc là sinh tố tùy thích.
Nếu không tìm thấy cà rốt tím trong siêu thị, chợ hay các cửa hàng thực phẩm sạch, bạn có thể mua hạt giống về trồng tại nhà.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh