Trẻ sơ sinh rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh? Dưới đây là những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa giúp cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp xứ trí sớm và đúng đắn.
Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối. Khi bị tiêu chảy, bé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu.
Đây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được… Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.
Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng trướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.
Chán ăn là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ thường chán ăn, bỏ bữa. Trẻ thường từ chối với tất cả các loại đồ ăn, kể cả những loại đồ ăn mà trẻ thích nhất.
Khi trẻ sơ sinh có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi để tìm nguyên nhân để có hướng xử trí đúng đắn nhất. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên xem lại chế độ ăn uống của mình xem có ăn phải thực phẩm gì lạ không và có hướng điều chỉnh phù hợp. Nếu trẻ bú mẹ không hoàn toàn tức là bú thêm sữa công thức, mẹ nên xem lại loại sữa con đang ăn xem có phải là nguyên nhân không và đổi sang loại sữa phù hợp cho con.
Cho trẻ ăn uống đảm bảo vệ sinh. Khi pha sữa cho trẻ cần vệ sinh bình sữa sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch, nước pha sữa cho trẻ cần ở nhiệt độ phù hợp theo đúng quy định của hãng sữa quy định. Pha sữa đúng tỷ lệ và cho trẻ uống khi còn ấm, không uống lại sữa còn thừa của cữ trước…
Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu ớt. Do đó, việc dùng thuốc cần đặc biệt cẩn thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh