✴️ Viêm quanh khớp vai

Nội dung

I. Đại cương

Viêm quanh khớp vai là bệnh lí phần mềm quanh khớp vai bao gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp,… đặc trưng bởi đau và giảm vận động. Bệnh khá thường gặp gặp ở nhóm người lao động chân tay, các vận động viên, người trung niên, người già gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

 

II. Chẩn đoán

1. Chẩn đoán xác định

chủ yếu dựa vào: lâm sàng ấn đau chói tại chỗ các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai,… kết hợp cận lâm sàng mà chủ yếu là siêu âm phần mềm quanh khớp vai.

a. Một số nghiệm pháp giúp phát hiện gân tổn thương

– Nghiệm pháp Palm-up

– Nghiệm pháp Jobe

– Nghiệm pháp Pattes

– Nghiệm pháp Neer

– Nghiệm pháp Gerber

– Nghiệm pháp Hawkins

– Nghiệm pháp Yocum

b. Chẩn đoán thể bệnh

– Thể đau vai đơn thuần (thể bán cấp):  hay gặp nhất (90%), chủ yếu là tổn thương gân cơ trên gai hoặc bó dài của gân cơ nhị đầu.

– Thể đau vai cấp: Biểu hiện sưng đau tại vùng mỏm cùng vai cấp tính, siêu âm có dịch ở khoang dưới cơ delta, dịch hút ra có màu vàng chanh trong (không phải dịch mủ).

– Thể giả liệt khớp vai: do đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn gân mũ cơ quay, gân nhị đầu thường xuất hiện sau một động tác mạnh và đột ngột.

– Thể đông cứng khớp vai do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai

c. Cận lâm sàng

– Siêu âm khớp vai

– Xquang khớp vai

– Chụp khớp vai cản quang

– Chụp cộng hưởng từ khớp vai

– Các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), yếu tố dạng thấp RF, glucose

2. Chẩn đoán phân biệt

– Thể đau vai cấp có sưng nóng vùng khớp vai cần phân biệt bệnh lí viêm khớp thực sự do nhiễm khuẩn; viêm khớp trong bệnh hệ thống,…
– Thể giả liệt khớp vai cần phân biệt bệnh lí cơ như loạn dưỡng cơ, teo cơ sau tiêm một số thuốc, bệnh liệt chi do nguyên nhân thần kinh,…
– Thể đông cứng khớp vai trên Xquang có hình ảnh xương cánh tay mất chất khoáng cần phân biệt bệnh lí xương như gãy các xương cấu tạo nên khớp vai sau chấn thương hoặc gãy xương bệnh lí, thiểu sản xương,…
– Các thể viêm quanh khớp vai có đau tại chỗ cần phân biệt bệnh lí thần kinh như tổn thương thần kinh do nguyên nhân cột sống cổ, bệnh lí nội khoa vùng ngực cũng gây đau tại chỗ khớp vai.

 

III. Điều trị

1. Thuốc giảm đau: có 3 bậc theo WHO

Thường chỉ dùng bậc 1: acetaminophen – Efferalgan 500mg 2-6 viên/ngày hoặc bậc 2: acetaminophen kết hợp codein: Efferalgan codein 2-6 viên/ngày.

2. Thuốc chống viêm không steroid

Chọn một trong số thuốc sau (tuyệt đối không phối hợp thuốc trong nhóm vì không tăng tác dụng điều trị mà lại có nhiều tác dụng phụ):

+ Diclofenac (Voltaren)

+ Meloxicam (Mobic)

+ Piroxicam (Felden)

+ Celecoxib (Celebrex)

– Các thuốc bôi ngoài da: Voltaren emugel, Profenid gel,…

Nếu không có tác dụng không mong muốn thì các thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng kéo dài cho tới khi bệnh nhân hết sưng, đau.

3. Corticoid

Không có chỉ định dùng toàn thân, chỉ nên dùng tại chỗ bằng đường tiêm. Một số thuốc hay được sử dụng hiện nay:

– Hydrocortison acetat

– Depo-Medrol (methyl prednisolon acetat)

– Diprospan (lọ 1ml)

4. Thuốc hỗ trợ

– Thuốc giãn cơ

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng

5. Vật lí trị liệu

Giảm đau tại chỗ bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hoặc tập vận động. Giai đoạn không sưng nóng có thể áp dụng liệu pháp nhiệt.

6. Điều trị theo nguyên nhân

Quản lí tốt bệnh nhân đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,…

7. Điều trị khác

 

IV. Phòng bệnh

– Giáo dục bệnh nhân về các tư thế lao động sinh hoạt hàng ngày

– Quản lí và điều trị tốt các bệnh nội khoa như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, bệnh phổi, tai biến mạch máu não,…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top