Những hiểu lầm về đường

Nhầm lẫn 1: Một số loại đường tốt hơn loại đường khác

Thực tế: Tất cả các loại đường đều có tác động tương tự như nhau lên cơ thể của chúng ta.

Theo TS. Jennifer Haythe, bác sỹ tim mạch bệnh viện Columbia Presbyterian ở New York, “Ý kiến cho rằng có nhiều loại đường khác nhau, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Đường nâu, đường trắng, hay mật ong…cuối cùng chúng đều được phân tích thành một thứ giống nhau gọi là glucose. Tất cả các dạng đường là carbohydrates có thể được sử dụng như glucose”.

 

Nhầm lẫn 2: Đường làm cho trẻ em tăng động hơn

Thực tế: Không có mối liên hệ nào giữa đường và hành vi của trẻ

“Ý kiến cho rằng đường khiến cho trẻ hiếu động thái quá là một trong những nhầm lẫn buồn cười nhất về đường”, TS. Haythe nói.

Nhiều nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua đã xác định rằng, thực tế không có mối liên kết trực tiếp nào giữa ăn đường và tăng động. Bài báo nghiên cứu cuối cùng được công bố bởi TS. Mark Wolraich, Trưởng Khoa nhi về sự phát triển và hành vi của trẻ tại Trung tâm Khoa học Y tế trường ĐH Oklahom kết luận rằng “đường không ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em”.

 

Nhầm lẫn 3: Đường là chất gây nghiện như chất ma tuý cực mạnh

Thực tế: Không có bằng chứng kết luận đường là chất gây nghiện

Tiến sĩ Haythe cho biết, “Không có bằng chứng nào cho thấy đường là “một loại ma túy cửa ngõ” (gateway drug, còn được dịch là ma túy trung gian) và là chất gây nghiện”.

Có nhiều nghiên cứu mâu thuẫn liên quan đến chủ đề nghiện đường. Một nghiên cứu của Pháp được công bố vào năm 2013 liên kết sự thèm muốn đồ ngọt với “trung khu tưởng thưởng (reward center)” của não bộ mà gây ra bởi thuốc gây nghiện. Nghiên cứu kết luận rằng đường thậm chí gây nghiện hơn cocain.

Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà nghiên cứu khác lại cho rằng kết quả của nghiên cứu chỉ ra chúng ta chỉ nhìn thấy hành vi như nghiện ở động vật gặm nhấm khi các động vật bị hạn chế ăn đường trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Khi các đối tượng thử nghiệm được phép ăn đường bất cứ khi nào chúng muốn - như con người - các đặc điểm nghiện đường biến mất.

 

Nhầm lẫn 4: Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường

Thực tế: Cả hai loại bệnh tiểu đường là do sự kết hợp của di truyền học và các yếu tố môi trường, nhưng một chế độ ăn uống ngọt, có đường không thể trực tiếp gây ra tiểu đường.

Cũng theo TS. Haythe “Ăn đường không gây ra bệnh tiểu đường, đó là một vấn đề phức tạp liên quan đến tuyến tụy và sự trao đổi chất của cơ thể. Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống cơ thể không sản xuất đủ insulin. Insulin giúp glucose hấp thụ vào máu và gan để trở thành năng lượng hữu ích”.

Theo Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường và các bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận Mỹ (NIDDK), có nhiều khả năng bị tiểu đường nếu bị thừa cân hay béo phì, bởi vì chất béo dư thừa có thể dẫn đến sự kháng insulin. Điều này khiến cho chế độ ăn nhiều đường là cách gián tiếp chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Nhầm lẫn 5: Chất ngọt nhân tạo tốt hơn đường

Thực tế: Tương tự như đường, các chất ngọt nhân tạo cũng không hẳn là có lợi cho sức khoẻ

Mặc dù các chất làm ngọt nhân tạo như Stevia, Truvia, và aspartame (có trong soda ăn kiêng) có ít calo hơn so với các chất có đường, nhưng nghiên cứu cho thấy những người uống soda ăn kiêng có nguy cơ béo phì gấp đôi so với những người không uống.

Một nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy sacarin - chất làm ngọt nhân tạo – có tính gây nghiện nhiều hơn cocain. Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy rằng những người uống soda ăn kiêng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 67% so với những người uống soda bình thường.

 

Nhầm lẫn 6: Đường gây sâu răng

Thực tế: Sâu răng thực sự là do thực phẩm và đồ uống có tính axit làm mòn men răng của chúng ta

Tiến sĩ Mark Burhenne của trang AsktheDentist.com nói rằng “Đường không phải là nguyên nhân gây ra sâu răng, nguyên nhân là do axit. Các loại thực phẩm gây sâu răng hàng đầu là bánh quy giòn và bánh mì, không phải bánh kẹo. Khi chúng ta ăn một cái gì đó với đường, các vi khuẩn cư trú tự nhiên trong miệng cũng hấp thụ đường này. Chất thải của vi khuẩn là axit, vì vậy sau khi ăn, chúng thải ra axit.... Axit làm mất canxi hoặc khử chất khoáng men răng bằng cách làm hỏng cấu trúc men răng gây ra tình trạng sâu”.

 

Nhầm lẫn 7: Nên loại bỏ hết đường trong chế độ ăn uống

Thực tế: Con người cần glucose để tồn tại

Tất nhiên, hấp thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến những vấn đề chúng ta nói ở trên như tăng cân và các vấn đề về sức khoẻ lâu dài. Tuy nhiên, glucose rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Ý kiến cho rằng đường không tốt cho chúng ta là sai lầm. Tất cả chúng ta đều cần đường, chúng ta cần nó để vận hành cơ thể và tồn tại.

Nhưng quan điểm này còn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng y tế. Một bài báo nghiên cứu năm 2005 của Tiến sĩ Robert Lustig - người nổi tiếng đã dành cả cuộc đời để chống lại sai lầm “chất béo là tội ác" - đã kết luận từ một loạt nghiên cứu rằng “đường độc hại” ở bất kỳ hình thức nào, không quan tâm đến calo hay trọng lượng.

Cho dù thế nào, loại bỏ tất cả đường khỏi chế độ ăn uống sẽ gần như không thể. Trái cây, khoai tây và các thực phẩm tinh bột khác đều có chỉ số glycemic cao. Nếu muốn giảm hấp thụ đường thì phải loại trừ tất cả những thực phẩm đó.

 

Nhầm lẫn 8: Đường là nguyên căn của các vấn đề về sức khoẻ

Thực tế: Đường hiếm khi là nguyên nhân duy nhất gây béo phí và bệnh tim

Không nghi ngờ gì khi đường là một yếu tố góp phần gây béo phì. Nhưng nó không phải là điều duy nhất cần xem xét khi chúng ta cố gắng có lối sống lành mạnh.

Tiến sĩ Haythe cho biết “Thực phẩm ngọt, có đường có rất nhiều calo, và thường được chế biến, xử lý rất nhiều. Đơn giản là nếu bạn ăn quá nhiều calo, bạn sẽ tăng cân và có hại cho sức khoẻ”.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top