Phổi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Với sự gia tăng ô nhiễm không khí và thói quen hút thuốc ở một số người, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, xơ nang và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang gia tăng một cách mạnh mẽ.
Việc tiếp xúc quá nhiều với môi trường không khí bị ô nhiễm có thể sinh dịch trong phổi, tạo điều kiện cho mầm bệnh và vi khuẩn phát triển. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp phổi khỏe mạnh.
Táo được xem là thực phẩm tốt mà bạn không nên bỏ qua. Trong trái táo có chứa nhiều hợp chất phenolic và flavonoid. Đây là 2 hợp chất có tác dụng giúp giảm viêm đường hô hấp hiệu quả.
Theo một Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu cho rằng, nếu uống một ly nước ép táo mỗi ngày sẽ góp phần ngăn ngừa ung thư và đặc biệt là giảm thiểu các triệu chứng khó thở ở trẻ.
Thành phần chống oxy hóa có trong trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, giúp hồi phục sức khỏe nhanh. Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamine tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.
Một Nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy, 1.000 người trưởng thành ở Hàn Quốc uống hai tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống trà xanh.
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích có thể hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Rochester (Mỹ) cho biết, acid béo omega-3 có trong cá có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi.
Đây là các "siêu thực phẩm" được sinh ra để dành cho lá phổi của bạn. Các loại hạt như: Hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí ngô hay hạnh nhân, quả óc chó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn khoáng chất và magie. Đây là những chất thiết yếu có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, từ đó làm giãn phế quản, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí cho hệ hô hấp.
Trong dầu oliu có chứa nhiều chất béo không bão hòa, vitamin E và vitamin K có thể giúp bảo vệ phổi khỏi quá trình oxy hóa và ngăn ngừa các thương tổn ở mô phổi.
Bông cải xanh chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Hợp chất này sẽ thúc đẩy hoạt động của một gene được tìm thấy trong tế bào phổi và ngăn tổn thương ở các mô phổi. Hợp chất này cũng giúp cải thiện tình trạng các ống dẫn khí bị viêm, sưng và thu hẹp lại ở những người mắc bệnh hen suyễn.
Trong Đông Y, gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả. Loại gia vị này có tác dụng thúc đẩy việc loại bỏ các chất độc hại có trong phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, gừng còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn phổi.
Từ lâu tỏi đã được mệnh danh là thần dược trong việc chữa trị nhiều bệnh. Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố gây ung thư ra khỏi phổi. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.
Kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, diêm mạch và lúa mì nguyên chất trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phổi mạn tính và cải thiện sức khỏe hô hấp.
Trong ớt Cayenna có chứa chất capsaicin giúp kích thích bài tiết và bảo vệ lớp màng nhầy ở đường hô hấp trên và dưới. Vì vậy, hãy thêm một chút ớt Cayenne vào trong các món ăn để cải thiện các triệu chứng hen suyễn nhé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh