Những loại vỏ, hạt trái cây người Việt thường vứt bỏ nhưng lại là 'thần dược' cho sức khỏe.
Nhiều loại hạt, vỏ trái cây có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh nhưng thường bị vứt đi 'không thương tiếc'.
Hạt đu đủ tốt cho tiêu hóa
Đu đủ là loại trái cây vừa ngon lành lại bổ dưỡng.
Khi ăn đu đủ, chúng ta thường bỏ hạt đi, nhưng ít ai biết rằng hạt đu đủ rất giàu enzyme papain,một chất tự nhiên có hoạt tính mạnh nhất giúp phá vỡ protein khó tiêu trong đường tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa.
Bạn hoàn toàn có thể ăn hạt đu đủ vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.
Bạn có thể nhai hạt cùng với quả hoặc tách ra, rửa sạch, sấy khô, nghiền nhuyễn làm gia vị cho món salad.
Hạt chanh
Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt. Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da.
Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
Hạt nho
Hạt nho chứa hợp chất proanthrocyanadin, chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về da như viêm mụn, nếp nhăn, bệnh vẩy nến... bảo vệ tim mạch, thị lực hay ngăn ngừa hen suyễn.
Các chiết xuất từ hạt nho cũng bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia UV như giảm tỷ lệ mắc khối u, kích thước khối u và ngăn cản sự chuyển đổi của tia UVB gây ung thư ác tính.
Hạt cam tăng cường năng lượng
Cam là loại trái cây bổ dưỡng, ngọt ngạo. Nhưng bạn có thể không ngờ rằng hạt cam cũng là một phần trong quả cam mà bạn có thể ăn được.
Hạt cam có thể giúp tăng mức năng lượng trong cơ thể của chúng ta nhanh chóng.
Hạt cam rất giàu vitamin C, vitamin B6, magiê, a xít béo omega-3 và chất xơ. Nó cũng chứa a xít palmitic, axit oleic và axit linoleic,
Bạn có thể nhai hạt cam cùng ngay khi ăn cam. Không ăn hạt cam với số lượng nhiều.
Hạt mít
Hạt mít chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Chúng cũng ngăn chặn các bệnh về mắt như là bệnh mù trong đêm. Vitamin A còn thúc đẩy tóc khỏe hơn và làm giảm triệt để tình trạng tóc khô gãy rụng.
Ngoài ra, hạt mít còn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa chứng táo bón, giải độc cơ thể hiệu quả. Hơn nữa, vì có chứa rất nhiều mangan nên chúng cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định, đảm bảo lưu thông máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Vỏ hạt lạc
Trong vỏ hạt lạc chứa 1/3 cellulose, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, làm giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, phần vỏ này còn chứa dồi dào nguồn protein, resveratrol, tannin,... có tác dụng chống lão hóa.
Vỏ xoài
Không chỉ ruột mà vỏ xoài cũng có nhiều chất dinh dưỡng cho sức khoẻ. Trong vỏ xoài chứa chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa tế bào chất béo phát triển.
Với hàm lượng lớn carotenoid, polyphenol, quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
Vỏ dưa hấu
Lớp vỏ dưa hấu có màu trắng chứa citrulline sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino axit thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu.
Vỏ củ cải, cà rốt
Thành phần của vỏ củ cải và củ cà rốt có chứa nhiều vitaim A, E, C… và chất xơ giúp phòng ngừa bệnh táo bón vô cùng hiệu quả.
Phần vỏ của cà rốt và củ cải cũng chứa các nguyên tố vi lượng quý giá như sắt, kẽm, canxi và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
Vỏ cam quýt
Một trong những công dụng được nhắc đến nhiều nhất của vỏ cam là khả năng khử mùi, kháng khuẩn. Tuy nhiên, các thành phần có trong vỏ cam quýt còn có tác dụng làm ấm đường tiêu hóa và tì vị, giúp dễ tiêu hóa, chống đầy bụng trướng hơi, khó tiêu. Dùng cho các trường hợp lạnh bụng do cảm hàn, tiêu chảy.
Ngoài ra, vỏ cam quýt còn có các công dụng khác như:
-
Trị say xe
-
Trị nứt nẻ da, giúp da mềm hơn
-
Trị ho, viêm phế quản mãn tính
-
Giã rượu
-
Trị ghê răng, ghiến răng khi ngủ
-
Làm sáng bóng vòi nước, lau sàn gỗ
Vỏ quả nho
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch.
Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
Vỏ bưởi
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.
Phần lớp vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén. Ngoài ra, vỏ bưởi thường được dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp cho tóc bớt rụng, giúp tóc bóng mượt, mềm và chắc hơn. Trong dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi, lá bưởi kết hợp với một vài loại lá khác có chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá khuynh diệp… để nấu nước xông giải cảm.
Vỏ táo
Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Vỏ táo chứa nhiều vitamin, giúp làm tăng lưu thông máu đến da đầu, chống rụng tóc, giúp giảm cholesterol, mỡ máu, nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và bệnh béo phì.
Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Vỏ dưa chuột có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
Vỏ quả lê
Trong Đông y, vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi và giảm nóng. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng.
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hỏa tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.
Vỏ chuối
Lợi ích phổ biến của vỏ chuối là làm trắng răng, khi cọ xát vỏ chuối có thể giúp làm dịu vết bỏng da, nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, vỏ chuối giúp loại bỏ mụn cóc và ngăn chặn chúng quay trở lại.
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch, nhuận tràng.
Vỏ măng cụt
Vỏ măng cụt chống tiêu chảy, bởi trong vỏ có nhiều chất chát (trong vỏ chứa 7%-13% tanin), để chống tiêu chảy, làm săn se niêm mạc, bớt tiết dịch trong đường tiêu hóa.
Vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống. Để trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, lỵ, hãy dùng 10 vỏ măng cụt cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), đổ nước sạch vào sắc trong 15 phút. Mỗi ngày uống 4-5 chén.
Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng nên trong Đông y thường kết hợp với các bài thuốc nhiều vị khác. Nếu tiêu chảy nhiều có thể kết hợp vỏ măng cụt với búp ổi hay lá ổi non, trà...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh