Rau mồng tơi có hại khi dùng quá mức

Nội dung

Tuy nhiên loại rau này cũng có những 'mặt trái' nhất định mà ai cũng cần biết, để tránh lạm dụng, giúp cho loại rau này phát huy được hết những giá trị dinh dưỡng của nó và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Kém hấp thụ dinh dưỡng

Axít oxalic trong mồng tơi nếu được đưa nhiều vào cơ thể sẽ liên kết với sắt và canxi làm cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

 

Nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Hàm lượng purin có trong mồng tơi được đưa nhiều vào cơ thể sẽ biến thành axít uric, đồng thời axít oxalic của mồng tơi cũng sẽ thúc đẩy việc sản xuất canxi oxalate trong cơ thể khiến bạn dễ mắc sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

 

Tiêu chảy

Chất xơ trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn. Bên cạnh đó mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều mồng tơi sẽ dễ bị tiêu chảy.

 

Tiểu nhiều

Mồng tơi tính mát, có tác dụng lợi tiểu vì vậy ăn nhiều mồng tơi sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.

 

Gây mảng bám ở răng

Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các grit là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng.

 

Gây khó chịu trong dạ dày

Rau mồng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mồng tơi nên người Tỳ vị hư hàn (lạnh bụng), tiêu chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Nếu cố tình sử dụng rau mồng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top