Keri Gans - chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ - cho biết, soda thường có chứa chất tạo ngọt được gọi là siro ngô có chứa hàm lượng fructose cao (HFCS). HFCS là một loại chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ tinh bột bắp, nó có hàm lượng fructose cao so với đường thông thường.
Gan là cơ quan chính mà cơ thể sử dụng để xử lý đường fructose. Vì vậy, tác động của soda đối với gan là khá nghiêm trọng. Dưới đây là những tác hại mà soda có thể ảnh hưởng tới gan của bạn mà khoa học đã chứng minh:
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là sự tích tụ thêm chất béo trong tế bào gan mà không phải do rượu gây ra.
Chuyên gia dinh dưỡng Keri Gans cho biết: “Uống nước chứa quá nhiều đường có thể dẫn đến tích tụ chất béo và có hại cho gan".
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, khi ăn hoặc uống nhiều đường, gan của bạn sẽ trở nên quá tải và biến fructose thành chất béo tích tụ trong gan gây bệnh gan nhiễm mỡ. Theo Mayo Clinic, các triệu chứng của NAFLD bao gồm mệt mỏi, đau bụng...
Nếu bạn uống nhiều soda, nó cũng có thể dẫn đến kháng insulin. Một nghiên cứu cho thấy những người mỗi ngày uống 4 loại nước chứa đường với tổng lượng đường từ 40-80gr trong 3 tuần có thể khiến tình trạng kháng insulin ở gan tăng lên. Ngoài ra, soda cũng được phát hiện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Soda không chỉ chứa nhiều đường mà còn có thể chứa nhiều siro ngô có hàm lượng fructose cao, được phát hiện có tác động tiêu cực đến gan.
Một nghiên cứu năm 2020 được thực hiện trên chuột cho thấy, những con chuột được cho ăn siro ngô có hàm lượng fructose cao trong thời gian dài có dấu hiệu suy giảm hàng rào thành ruột và gan bị viêm. Điều này có thể dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và tiến triển thành xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan.
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, các mô sẹo sẽ liên tục thay thế các mô bị tổn thương dẫn tới xơ gan. Khi các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
Uống quá nhiều đồ uống có đường có liên quan đến NAFLD và nguy cơ xơ gan cao hơn 30%.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh