✡️ Những nguy cơ của phẫu thuật đặt túi ngực là gì?

Các biến chứng thường gặp khi đặt túi ngực

Sau khi phẫu thuật đặt túi ngực sẽ cần thời gian nghỉ ngơi để giúp vết mổ mau lành. Trong thời gian này, các tác dụng phụ điển hình bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau tạm thời;
  • Sưng và bầm tím ở ngực;
  • Cảm giác tức ngực.

Cảm giác căng tức này có thể kéo dài trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật đặt túi ngực vẫn có những rủi ro nhất định ví dụ như kết quả không được như mong đợi hoặc gặp phải các biến chứng và một số vấn đề sau phẫu thuật như:

  • Sẹo phẫu thuật dễ nhận thấy;
  • Cứng mô vú;
  • Hình thành u hạt silicone;
  • Túi ngực không cố định;
  • Bề mặt túi ngực gợn sóng;
  • Nhiễm trùng;
  • Mất khả năng tiết sữa hoặc tiết sữa ít;
  • Kết quả không được như mong muốn;
  • Tổn thương dây thần kinh ở núm vú.

Tổn thương dây thần kinh có thể làm cho núm vú nhạy cảm hơn, ít nhạy cảm hơn hoặc có thể mất hoàn toàn cảm giác. Tình trạng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Các biến chứng khác ít gặp hơn bao gồm:

Ngoài ra, u lympho tế bào lớn loại thoái sản (ALCL) hình thành cũng có liên quan đến phẫu thuật nâng ngực, thường hình thành vài năm sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực.

Chụp quang tuyến vú cũng có thể kém chính xác hơn khi thực hiện trên phụ nữ đã thực hiện nâng ngực. Vì vậy, cần thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác ví dụ như MRI tuyến vú hoặc góc chụp bổ sung để sàng lọc ung thư ở người đã tiến hành phẫu thuật nâng ngực.

Các loại phẫu thuật nâng ngực khác nhau đi kèm với những nguy cơ khác nhau, vì vậy cần tìm hiểu và thảo luận chi tiết với bác sĩ phẫu thuật để hiểu rõ cũng như lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp.

Túi ngực silicon

Loại túi ngực này ít có khả năng tạo nếp gấp hơn so với túi ngực nước. Loại phủ polyurethane được đánh giá là làm giảm nguy cơ xoay túi ngực hoặc mô sẹo ảnh hưởng đến hình dạng của túi ngực.

Tuy nhiên, nếu túi ngực silicon bị vỡ, silicone có thể tràn vào mô vú gây ra u hạt silicone, vì vậy cần phải loại bỏ túi ngực trong trường hợp bị vỡ. Đặt túi ngực được phủ polyurethane cũng có thể gây ra phản ứng tạm thời trên da.

Mặc dù các túi ngực silicon mới ít có khả năng rò rỉ silicone vào mô vú nếu chúng bị vỡ nhưng rất khó xác định khi nào chúng bị vỡ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị nên chụp cộng hưởng từ (MRI) để tầm soát việc vỡ túi ngực 3 năm sau khi chúng được đặt lần đầu tiên và mỗi 2 năm sau đó.

Túi ngực cấy ghép được đánh giá là có tuổi thọ từ 10–15 năm và thường sẽ cần được thay thế ít nhất 1 lần trong đời.

phẫu thuật nâng ngực

Túi ngực nước muối

Những túi ngực này chứa dung dịch nước muối, có thể được cơ thể hấp thụ hoặc thải loại một cách an toàn nếu túi bị vỡ.

Khi bị vỡ, dung dịch nước muối sẽ chảy ra khỏi túi nên việc phát hiện túi vỡ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên ngực bị ảnh hưởng sẽ đột nhiên có vẻ nhỏ hơn bên còn lại.

Do kém chắc chắn hơn silicone, túi ngực nước muối thường ít có khả năng cố định và dễ tạo nếp nhăn hơn.

Các dấu hiệu sớm của các biến chứng

Các dấu hiệu ban đầu cho thấy có thể đã xảy vấn đề với phẫu thuật cấy ghép túi ngực bao gồm:

  • Đỏ da quanh vú;
  • Sưng phù kéo dài;
  • Cảm giác nóng rát;

Nếu cảm thấy lo lắng với bất kì điều gì, không hài lòng với kết quả phẫu thuật hoặc nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn và tìm kiếm giải pháp khắc phục.

Các nguy cơ khi thực hiện phẫu thuật đặt túi ngực

Mặc dù phần lớn các ca phẫu thuật đặt túi ngực diễn ra suôn sẻ, nhưng vẫn có thể có một số nguy cơ liên quan. Các biến chứng sau đây xảy ra ở ít nhất 1% các trường hợp đặt túi ngực. Một số biến chứng cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật thêm để khắc phục:

  • Bất đối xứng về hình dạng, kích thước hoặc mức độ của vú;
  • Đau ở núm vú hoặc mô vú;
  • Teo mô vú;
  • Da vú mỏng và co lại;
  • Lắng đọng canxi xung quanh túi ngực;
  • Mô sẹo xung quanh túi ngưc;
  • Thành ngực biến dạng;
  • Rách hoặc rò rỉ túi ngực;
  • Vết mổ không lành;
  • Tụ máu gần vết mổ, gây sưng đau và bầm tím;
  • Tổn thương mô hoặc hỏng túi ngực do phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Đặt túi ngực không đúng vị trí trong vú;
  • Hoại tử da hoặc mô xung quanh vú;
  • Tụ dịch quanh túi ngực.

Những điều cần cân nhắc trước khi thực hiện đặt túi ngực

Túi ngực vẫn có tuổi thọ và rủi ro nhất định. Các biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi đó cần phải tháo bỏ túi ngực. Nếu các biến chứng xảy ra, phẫu thuật điều chỉnh là cần thiết và kết quả của phẫu thuật này có thể không đạt như mong đợi.

Nếu bất kì ai đang cân nhắc phẫu thuật đặt túi ngực nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của phẫu thuật này đồng thời đánh giá tất cả các nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài ra, nên cân nhắc nếu mong muốn có con trong tương lai hay cho con bú. Túi ngực có thể gây trở ngại cho việc nuôi con bằng sữa mẹ vì các mô vú và tuyến sản xuất sữa có thể bị ảnh hưởng trong quá trình đặt túi ngực.

Tổng kết

Phụ nữ có thể lựa chọn đặt túi ngực để thay đổi kích thước, hình dạng hoặc giúp tăng mức độ hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tìm hiểu một cách đầy đủ về những nguy cơ trước khi tiến hành thực hiện.

Mặc dù hầu hết các phẫu thuật này đều diễn ra một cách suôn sẻ, nhưng vẫn có khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện hoặc bất kỳ lúc nào sau đó.

Vì vậy nếu có bất kì những thắc mắc nào nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ về việc có nên đặt túi ngực hay không.

 

Thông tin liên hệ

 

return to top