✴️ Nguyên nhân đau lưng trước khi có kinh

Nội dung

Triệu chứng đau lưng trước khi có kinh là một triệu chứng thường gặp ở hầu hết các bạn gái. Triệu chứng này gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập của một số người.

 

Đau lưng ở trẻ em có khác gì đau lưng ở người lớn?

Đau lưng khi có kinh là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ

Đau lưng khi có kinh là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ

 

Nguyên nhân đau lúc trước khi có kinh

Bạn gái khi có kinh cơ thể thường mệt mỏi và dễ tổn thương hơn ngày thường do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin (hormone thúc đẩy tử cung để đổ nội mạc tử cung) hoặc do dư thừa prostaglandin gây co thắt nặng ảnh hưởng đến lưng.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng khi có kinh là:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Dùng nhiều chất kích thích trước ngày có kinh như: cafe, rượu bia

+ Chế độ ăn nhiều muối

+ Hoạt động thể lực quá mức

+ Không nghỉ ngơi, ăn uống điều độ

Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến chị em đau lưng trước khi có kinh

Ăn quá nhiều muối cũng là nguyên nhân khiến chị em đau lưng trước khi có kinh

 

– Nguyên nhân khách quan:

+ Do rối loạn chuyển hóa hoóc môn

+ Do những thay đổi nội tiết tố Prostaglandin

+ Dư thừa của prostaglandin gây dysmenorrheal, đau kinh nguyệt, co thắt nặng.

+ Mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

 

Phòng và điều trị đau lưng khi có kinh

Dựa trên hai nguyên nhân đau lưng khi có kinh trên chúng ta sẽ có những cách phòng và điều trị như sau:

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ và yoga là hai biện pháp lý tưởng để thúc đẩy lưu thông máu. Các bài tập giãn cơ (những động tác khởi động bạn hay làm) cũng có tác dụng tốt.

– Nằm nghỉ khi cần thiết. Massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng và lưng, có thể dùng thêm tinh dùng để thư giãn đầu óc.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn gái đỡ đau lưng trước khi có kinh

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn gái đỡ đau lưng trước khi có kinh

 

– Chế độ ăn nhiều rau quả và hạn chế đường, muối.

– Uống nhiều nước: Trong thời kì kinh nguyệt, cơ thể bạn gái mất đi một lượng máu, do đó dẫn tới thiếu nước. Lượng nước bù vào để tái  tạo lại phần chất lỏng đã bị mất.

– Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe.

– Chườm nóng và tắm nước ấm.

– Dùng thuốc giảm đau như: asprin, ibuprofen có tác dụng với những trường hợp đau nhẹ, nếu đau dữ dội, quằn quại thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

– Một số bài thuốc từ y học cổ truyền như: châm cứu và xoa bóp bấm huyệt sẽ đem lại cho các bạn gái một kì kinh nguyệt thoải mái và dễ chịu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top