Suy giảm vitamin D ở phụ nữ ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
Vitamin D liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch và việc kiểm soát lượng Canxi trong máu, ảnh hưởng sức khỏe của xương. Cơ thể sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong thời kì mang thai, phụ nữ sản sinh nhiều vitamin D hơn để giúp xương của bé phát triển, do đó tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin.
“Nghiên cứu gần đây chỉ ra phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D ngay khi bắt đầu có thai”, tác giả nghiên cứu bác sỹ Quaker Harmon, nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học sức khỏe môi trường Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết. Với phụ nữ dự định ngưng tránh thai, cần đảm bảo lượng vitamin D trong cơ thể là đầy đủ trong khi cố gắng thụ thai và cả trong thời kì mang thai.
Nghiên cứu này đã tiến hành trên gần 1.700 phụ nữ da đen, bang Detroit. Mẫu máu thu thập được cho thấy những người dùng thuốc, miếng dán tránh thai hoặc đặt vòng có estrogen có nhiều hơn 20% lượng vitamin D trong cơ thể. Ngoài ra chưa loại trừ sai khác về hoạt động mỗi cá nhân, ví dụ khoảng thời gian họ ở ngoài trời. Tuy nhiên phát hiện rằng: phụ nữ từng ngưng sử dụng biện pháp tránh thai chỉ có lượng vitamin D ở mức trung bình. Điều đó có nghĩa là phụ nữ ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai chứa estrogen cần thúc đẩy tăng lượng vitamin D, và lượng vitamin này có xu hướng giảm khi phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai trở lại. Một số nguồn vitamin D dồi dào như dầu cá và sữa được bổ sung vitamin D. Nghiên cứu đã được công bố ngày 4/8 trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh