Thức ăn rỗng - junk food là gì?

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 và thức ăn rỗng (thức ăn rác, junk food) đã trở nên phổ biến toàn cầu. Thức rỗng xuất hiện ở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng thức ăn nhanh và nhan nhản trên truyền hình. Thức ăn rỗng là gì?

Theo trang web y tế WebMD, thức ăn rỗng là thực phẩm có nhiều calories nhưng ít giá trị dinh dưỡng.

Thức ăn rỗng ít khi làm thỏa mãn người ăn. Điều này khiến người ăn cảm thấy chưa no và họ cứ tiếp tục ăn quá đà. Lựa chọn thức ăn rỗng khiến cho nó thay thế thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Ví dụ, ăn bánh snack khoai chiên và bánh quy chính là không ăn rau củ và trái cây.

Trang web MSN trích nguồn từ trang web Health India về các tác hại của thức ăn rỗng:

  1. Thức ăn rỗng có thể gây mệt: tuy thức ăn rỗng làm người ăn có cảm giác no nhưng chúng thiếu protein và carbohydrate giúp cơ thể có nhiều năng lượng lành mạnh (các chất cần thiết trong cơ thể). Ăn thực phẩm rỗng khi đói bụng sẽ gây mệt lâu dài. Loại thực phẩm này có thể giảm năng lượng đến mức người ăn khó làm được các việc hằng ngày.

  2. Thức ăn rỗng có thể khiến thiếu niên bị trầm cảm: thay đổi hormone ở thiếu niên có thể khiến các em thay đổi tâm trạng và hành vi. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone. Thực phẩm rỗng thiếu nguồn dinh dưỡng thiết yếu sẽ khiến cho thiếu niên tăng nguy cơ trầm cảm lên đến 58%.

  3. Thức ăn rỗng làm bào mòn hệ tiêu hóa: người thích ăn thức ăn rỗng thường bị trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng ruột kích thích. Thực phẩm rỗng có nhiều dầu chiên đi chiên lại khiến dạ dày tiết nhiều acid. Thức ăn rỗng khiến thành dạ dày khó chịu vì chúng cay và thiếu chất xơ (thành phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt).

  4. Thức ăn rỗng làm tăng đường huyết: thức ăn rỗng có nhiều đường trắng, điều này gây áp lực đối với việc trao đổi chất. Đường cát trắng khiến tụy tiết insulin nhiều hơn để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng bất chợt. Thức ăn rỗng thiếu hàm lượng carbohydrate và protein quan trọng sẽ gây hạ đường huyết bất chợt. Người ăn sẽ dễ cáu và thèm ăn chúng hơn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có được nguồn cung cấp glucose ổn định để giữ được độ nhạy của insulin. Tuy nhiên, người ăn chỉ ăn thực phẩm rỗng sẽ gây áp lực đối với quá trình trao đổi chất. Như vậy, nó có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin đúng cách trong cơ thể.

  5. Ảnh hưởng đến hoạt động của não: một nghiên cứu được trong Tạp chí Não, hành vi và miễn dịch cho thấy một tuần ăn thức ăn nhanh cũng đủ khiến trí nhớ ở chuột bị suy giảm. Nghiên cứu gân đây cho thấy chất béo không lành mạnh từ thực phẩm rỗng có thể thay thế chất béo lành mạnh ở não và gây trở ngại cơ chế tín hiệu bình thường của não. Nghiên cứu ở động vật cũng cho biết thêm chất béo từ thực phẩm rỗng làm giảm khả năng học kỹ năng mới.

  6. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thức ăn rỗng làm tăng hàm lượng cholesterol và triglyceride. Đây là các yếu tố gây bệnh tim mạch. Hơn nữa, chất béo của thực phẩm rỗng sẽ gây béo phì khi được tích tụ theo thời gian. Càng thừa cân sẽ mắc nguy cơ bệnh tim mạch.

  7. Bệnh thận: bạn nên nói không với thức ăn chiên xào và khoai tây chiên vì chúng chứa hàm lượng muối chế biến cao. Hàm lượng chất béo không lành mạnh và natri cao từ muối sẽ tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng thận.

  8. Thức ăn nhanh, thức ăn rỗng ảnh hưởng đến gan: hàm lượng chất béo bảo hòa cao của nhiều loại thực phẩm rỗng có thể khiến mỡ đóng cặn ở gan. Điều này dẫn đến rối loạn chức năng gan.

  9. Thực phẩm rỗng làm tăng nguy cơ ung thư: Một bài nghiên cứu đăng trong tạp chí Phòng ngừa Ung thư châu Âu cho thấy tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh có hàm lượng đường và mỡ cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại thực tràng. Nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thuộc thành phố Seattle cũng cho thấy thêm đàn ông ăn nhiều đồ chiên xào hơn 2 lần trong một tháng sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top