Ợ chua xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Các triệu chứng có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn hoặc ngay sau khi ăn một số thực phẩm gây kích ứng.
Theo một đánh giá trên tạp chí Gastroenterology & Hepatology, chứng ợ nóng thường gặp nhất ở phụ nữ trẻ và trung niên. Theo nghiên cứu, một số tình trạng thể chất và tâm lý khác cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng như:
Nhiều người thỉnh thoảng bị ợ chua. Thông thường, cơ vòng ở đầu dưới của thực quản ngăn không cho axit dạ dày trào ngược. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản bị giãn liên tục khiến các triệu chứng ợ chua diễn ra thường xuyên hơn. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với axit dạ dày có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị y tế. Ví dụ, GERD không được điều trị có thể dẫn đến Barrett thực quản và ung thư thực quản.
Các triệu chứng GERD có thể tương tự như chứng ợ nóng, có thể kèm theo khàn giọng, nôn mửa hoặc sụt cân. Vì vậy bất kỳ ai có triệu chứng ợ chua thường xuyên hoặc kéo dài đều nên đi khám.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng ợ chua hoặc kích thích thực quản.
Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm, vì vậy nên thử theo dõi các triệu chứng của bản thân sau khi ăn để xác định xem loại nào có thể gây ra chứng ợ nóng. Những thực phẩm và đồ uống sau đây là những thực phẩm thường gây ra chứng ợ nóng.
Thức ăn cay gây kích ứng dạ dày và có thể gây ra chứng ợ nóng. Ớt có chứa capsaicin – chất mà nghiên cứu cho thấy làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng nguy cơ trào ngược.
Các chuyên gia khuyên rằng thức ăn giàu chất béo cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản. Một số thực phẩm cần hạn chế bao gồm:
Khoai tây chiên;
Bánh mì kẹp thịt, thức ăn nhanh;
Nước sốt đậm đặc;
Thịt xông khói, gà và xúc xích chiên;
Khoai tây chiên;
Bánh rán;
Bánh ngọt;
Thực phẩm từ sữa nguyên chất béo.
Theo American College of Gastroenterology (ACG), thực phẩm có tính axit như cà chua và trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng niêm mạc của thực quản.
Vì vậy, người mắc tình trạng này nên hạn chế ăn chanh, cam và bưởi, thay vào đó chọn các loại trái cây khác. Ngoài ra cũng nên hạn chế uống nước cam và các loại trái cây có múi khác.
Ngoài việc sử dụng các loại sốt khác thay thế cho sốt cà chua có thể thêm một ít muối nở vào nước sốt cà chua có thể giúp trung hòa một số axit.
Đường trong sô-đa có thể lên men trong dạ dày sinh ra nhiều khí, đồng thời nước ngọt có gas gây mở cơ thắt thực quản dưới và khiến ợ hơi
Mọi người nên tránh đồ uống có ga và có đường, thay vào đó hãy uống nước hoặc chất pha loãng.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm năm 2018, những người ăn các thực phẩm chứa protein thực vật ít bị trào ngược axit hơn trong 1 giờ sau bữa ăn so với những người ăn thịt. Theo nghiên cứu, chất béo bão hòa và protein động vật có thể ảnh hưởng xấu đến axit và hormone tiêu hóa cũng như sự co thắt của cơ vòng thực quản.
Mọi người có thể gặp nhiều triệu chứng hơn khi ăn thịt mỡ hoặc thịt chiên trong chất béo. Vì vậy thịt nạc sẽ là một lựa chọn tuyệt vời hơn đối với những người thường xuyên bị trào ngược axit.
Nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng đồ uống có cồn làm giãn cơ vòng thực quản dưới và kích thích tiết axit dạ dày. Một số người có thể gặp các triệu chứng ngay sau lần đầu tiên uống rượu.
Dầu bạc hà làm giãn cơ vòng thực quản dưới và có thể gây trào ngược và ợ chua. Vì vậy những người nhạy cảm với tinh dầu bạc hà cần phải lưu ý hơn với hương bạc hà có trong trà, kẹo và nước súc miệng.
Theo ACG, sô-cô-la có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Một số sản phẩm được làm từ sô-cô-la có thể gây ra tình trạng này như: kẹo sô-cô-la, mocha, ca cao…
Nghiên cứu về ảnh hưởng của cà phê đối với chứng trào ngược đã đưa ra kết quả trái ngược nhau. Các tác giả của một bài đánh giá năm 2015 cho rằng một số yếu tố nhất định như loại cà phê mà một người uống, uống lúc bụng đói hay không, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của cà phê. Tốt nhất nên theo dõi các triệu chứng để có sự điều chỉnh trong việc thưởng thức món đồ uống có caffeine này.
Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, một số người có thể cần điều trị để giảm các triệu chứng ợ nóng.
Có thể sử dụng các loại thuốc kháng axit như Gaviscon hoặc Rennies để giảm triệu chứng ợ chua. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn PPI như omeprazole (Prilosec). Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có một số nguy cơ nhất định. PPI làm giảm axit và có thể dẫn đến tình trạng hypochlorhydria. Những người bị hypochlorhydria không có đủ axit dạ dày để thực hiện các quá trình thiết yếu của quá trình tiêu hóa.
Axit clohydric mà dạ dày tạo ra giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần thiết cũng như ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.
Theo một số nghiên cứu, việc sử dụng PPIs trong thời gian dài có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non (SIBO) gây xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, thiếu vitamin và tiêu phân mỡ.
Một nghiên cứu năm 2016 về chứng ợ nóng đã kiểm tra hiệu quả của một phương pháp tự nhiên có chứa lá ô-liu và chiết xuất lê gai chống lại giả dược. Phương pháp này gần như loại bỏ các triệu chứng ở những người tham gia sử dụng sản phẩm trong 2 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác nhận những hiệu ứng này.
Theo một đánh giá năm 2018, các biện pháp tự nhiên như gừng, nha đam và nghệ cũng có thể hữu ích cho các vấn đề tiêu hóa nhưng vẫn chưa được nghiên cứu kỹ về chứng ợ nóng.
Những người bị ợ chua cũng có thể thực hiện các bước tại nhà để cải thiện các triệu chứng của họ. ACG và Quỹ Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa khuyên nên áp dụng các biện pháp như:
Đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải
Ngừng hút thuốc
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Tránh ăn trong 2-3 giờ trước khi ngủ
Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi sau khi ăn
Tránh gắng sức sau bữa ăn
Gặp bá c sĩ nếu chứng ợ nóng vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các triệu chứng ợ chua, vì vậy việc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng.
Ngoài ra, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và kiểm soát căng thẳng cũng góp phần cải thiện tình trạng trên. Nếu có triệu chứng ợ chua hai lần hoặc nhiều hơn một tuần, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chính xác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh