Trầm cảm và béo phì - vòng lẩn quẩn của nhiều người bệnh

Nội dung

Người mắc bệnh béo phì có nguy cơ trầm cảm tăng 55% theo thời gian, còn những người bị trầm cảm cũng tăng 58% nguy cơ béo phì.

Đây là phân tích tổng hợp 8 nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa trầm cảm và béo phì, do Liên đoàn phẫu thuật béo phì thế giới (IFSO) công bố mới đây. Năm 2019, IFSO cũng thống kê 16% người béo phì bị trầm cảm. Một nghiên cứu khác cho thấy nữ ở vị tuổi thành niên bị béo phì có nguy cơ mắc chứng trầm cảm nặng tăng gấp gần 4 lần. Tuy nhiên, nguy cơ này không đáng kể đối với nam giới.

Béo phì là một bệnh do tình trạng tích trữ mỡ quá mức trong cơ thể. Theo Bộ Y tế, người được xem là béo phì khi có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25, BMI trên 35 được coi là béo phì mức độ trầm trọng. Vấn đề lớn nhất của nhóm này là thân hình quá khổ gây rất nhiều khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, khiến họ không những mắc bệnh thể chất, mà còn nặng nề vấn đề tinh thần.

 

Béo phì khiến chị mắc nhiều bệnh lý như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ngủ ngáy, nguy hiểm là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chị mặc cảm ngoại hình, không còn hứng thú và động lực sống, thậm chí có ý định tự tử. 

Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

 

Theo các bác sĩ, những người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Với tâm lý chung là nôn nóng giảm cân nhưng lại ngại trao đổi với bác sĩ, tự áp dụng các các phương pháp và sản phẩm hỗ trợ giảm cân khi chưa tìm hiểu kỹ có thể khiến cho quá trình điều trị béo phì không đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì. Tâm lý căng thẳng kéo dài khiến cho các chức năng sinh học của cơ thể bị mất cân bằng, dẫn tới rối loạn trong quá trình trao đổi chất và gây ra tình trạng béo phì. Căng thẳng cũng gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, nhận thức, làm thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống một cách tiêu cực. Thậm chí, căng thẳng cũng có thể khiến cho người bệnh rơi vào trầm cảm dễ hơn và nhanh hơn.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người mắc bệnh béo phì có thể giảm 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu trong vòng 6 tháng khi tập luyện bằng phương pháp thể chất, thay đổi chế độ ăn và thực hiện các chiến lược thay đổi hành vi, lối sống.

 

Căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Tình trạng này tác động xấu đến nhận thức, làm thay đổi hành vi và thói quen một cách tiêu cực. Biểu hiện rõ nhất đó là ăn uống, sinh hoạt và vận động thiếu lành mạnh. Người béo phì thường cảm thấy tự ti về cơ thể, có xu hướng khó chấp nhận và yêu thích bản thân. Những người này thường bị kỳ thị và cô lập trong xã hội. Họ cảm thấy không thỏa mãn với hình ảnh bản thân hoặc chịu áp lực từ xã hội, khả năng chịu đựng thấp, dễ bị lo âu, căng thẳng. Lâu dần, tình trạng này dẫn đến trầm cảm, khi người bệnh đánh mất động lực sống, thường xuyên có ý định tự sát.

"Điều trị béo phì là một quá trình lâu dài và phối hợp nhịp nhàng của da chuyên khoa như Nội tiết, Dinh dưỡng, Phục hồi chức năng, Tâm lý và sự quyết tâm của người bệnh. Các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân tránh rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cũng giúp cho người bệnh thay đổi hành vi thành công, nâng cao khả năng tự điều chỉnh từ đó hướng tới việc xây dựng và duy trì những thói quen lành mạnh, góp phần tích cực vào quá trình điều trị béo phì", các chuyên gia chia sẻ./.

return to top