Tên tiếng Việt: Muối, Ngũ bội tử, Diêm phù mộc, Bầu bí, Chu môi, Đìu khụi, Bơ pật (Thái), Mạy piệt (Tày), Dã sơn, Sơn bút
Tên khoa học: Rhus chinensis Mill.
Tên đồng nghĩa: Rhus semialata Murr.
Họ: Anacardiaceae (Đào lộn hột)
Công dụng: Lỵ ra máu, ỉa chảy, giải độc. Lòi dom, lở loét, vết thương. Viêm chân răng, sưng tấy. Rễ và lá dùng chữa cảm mạo phát nhiệt thổ huyết, ăn uống khó tiêu, ỉa lỏng, đòn ngã gãy xương, vết thương
1. Mô tả:
2. Bộ phận dùng:
3. Thành phần hóa học
Ngũ bội tử chứa galotanin 60 – 77%, thành phần phức tạp, trọng lượng phân tử là 1434. Thành phần chủ yếu là pentaundecagaloyl glucose, 1, 2, 3, 4, 6 – penta – O – galoyl – β- D – glucose (Trung dược từ hải I, 1993).
Hạt chứa tanin 50 – 70%, có khi 80%, thành phần chủ yếu là penta – m – digaloyl – β – glucose. Ngoài ra còn có acid galic 2 – 4%, lipid, nhựa, tinh bột, acid hữu cơ, acid tartric, acid citric, flavonoid (Trung dược lừ hải II, 1996).
Rễ có flavon, phenol, acid hữu cơ, tanin, dầu béo. Nhiều chất đã được phân lập từ rễ là acid galic, 7 – hydroxy – 6 – methoxycoumarin, scopoletin, methyl galat, 3, 7, 4′ – trihydroxyílavon 3, 7, 3′, 4′ – tetrahyciroxyflavon, fisetin, quercetin (Trung dược từ hải II, 1996).
Từ cây muối, người ta còn chiết tách được β- silosierol, 3 – (heptadecvl) – catechol (CA 121:153.321 x).
4.Tác dụng dược lý
Tác dụng chống siêu vi khuẩn bệnh herpes (HSV), và làm tăng tác dụng chống HSV của acyclovia in vitro và in vivo: Trên chuột lang gây nhiễm HSV tip 2 (HSV – 2) hồi quy ở âm đạo, cây muối cho uống để dự phòng với liều tương đương liều cho người, làm giảm tỷ lệ nhiễm, mức độ nặng và tần số của thương tổn da tự phát và nặng so với chuột lang gây nhiễm uống nước.
Tác dụng ức chế vi khuẩn: Từ ngũ bội tử đã phân lập methyl galat (MG) và acid galic (AG) có tác dụng ức chế các vi khuẩn Bacieroides fragilis, Clostridium perfringens, c. paraputrificum, Escherichia coli, Eubacterium limosum và Staphylococcus aureus. MG ức chế yếu các chủng Bifidobacterium animalis, B. bifidum, B. breve, B. infantis, B. thermophilum, Lactobacillus acidophilus, L. plantarum và Streptococcus faecalis.
Tác dụng kéo dài thời gian đông máu, thành động mạch:
Tác dụng trên thận: Trong nghiên cứu về tác dụng trên bệnh thận do immunoglobulin A, bằng thử nghiệm tác dụng trên tăng sinh tế bào màng nâng cuộn mao mạch người, cao methanol thô cây muối ức chế sự tăng sinh tế bào người được hoạt hóa bởi interleukin – 1β (IL – 1β) và IL – 6, và làm giảm sản sinh IL – Iβ và yếu tố hoại tử u – α (I NF – α).
Tác dụng hạ đường huyết: Ngoài ra, cao còn ức chế sự biểu hiện của IL – 1β m RNA. Toàn cây muối, chiết với cồn ethylic 50°, có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng gây đái tháo đường thực nghiệm.
Tác dụng trên gan: Cao ngũ bội tử và thành phần chính acid galic, cho uống hoặc tiêm phúc mạc cho chuột cống trắng dược gây viêm gan bằng carbon tetraclorid, có tác dụng dự phòng sự tiến triển tổn thương gan cấp tính.
5. Tính vị, công năng
6. Công dụng
Ngũ bội tử được dùng chữa ho, tiêu chảy, lỵ mạn tính, lỵ ra máu, vàng da, nôn ra máu, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi, ngộ độc. Dùng ngoài, trị mụn nhọt, lở loét. Ngày 2 – 5g dạng thuốc sắc. Ngậm dung dịch 5 – 10% để điều tri các vết loét trong miệng.
Ở một số nước Đông Nam Á, ngũ bội tử được dùng uống làm thuốc làm săn, trị chảy máu, tiêu chảy, lỵ và ho đờm, đắp ngoài trị mụn nhọt, lở loét. Đôi khi quả cây muối được dùng trị tiêu chảy.
Ở Trung Quốc, ngũ bội tử uống là thuốc bổ, giải độc, hạ nhiệt, dịu cơn khát và cầm máu. Còn dùng trị di tinh, chảy máu nhiều, bệnh giun, đau răng. Dịch ép lá muối uống trị rắn độc cắn; bôi đắp tại chỗ trị chấn thương do mọi nguyên nhân, bệnh ngoài da mạn tính, bỏng, và súc miệng trị bệnh răng miệng. Ngày 0,5 – 2 g, dùng tại chỗ dạng thuốc sắc.
Ở Ấn Độ, ngũ bội tử được dùng làm thuốc uống làm săn và long đờm, và bôi ngoài trị trĩ, sưng tấy và vết thương. Quả hãm uống trị đau bụng, lỵ, tiêu chảy.
Bài thuốc có ngũ bội tử
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh