Trẻ béo phì, đái tháo đường type 2 dễ bị đau tim và đột quỵ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 448 thanh thiếu niên với số tuổi trung bình là 17,6 tuổi. Trong đó, có 156 người bị mắc bệnh béo phì, 151 người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và 141 người trẻ tuổi không mắc cả 2 bệnh này. 

Nghiên cứu cho thấy, độ dày môi trường và độ đàn hồi của động mạch cảnh ở những thanh niên mắc bệnh béo phì hoặc đái tháo đường type 2 cho kết quả tiêu cực hơn những người bình thường sau 5 năm. Điều này có thể dẫn đến quá trình bị lão hóa sớm ở động mạch, tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Béo phì, đái tháo đường type 2 đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên những năm gần đây. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 1/5 thanh thiếu niên Mỹ mắc các bệnh liên quan đến béo phì.

Những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở thanh thiếu niên

Béo phì, đái tháo đường type 2, cholesterol cao và tăng huyết áp là những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo Viện Tim, Phổi và Máu của Hoa Kỳ, những yếu tố này cũng là một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch, hẹp và xơ cứng động mạch đều bắt nguồn từ các chất béo và cholesterol. Các yếu tố này phát triển âm thầm khiến lưu lượng máu giảm dẫn đến đau tim và đột quỵ. 

Các nhà nghiên cứu tiến hành sử dụng sóng siêu âm để đo độ dày của ống thông động mạch cảnh hay độ dày của 2 lớp bên trong mạch máu. Đồng thời, họ kiểm tra tốc độ sóng xung để đánh giá tốc độ máu di chuyển qua các mạch máu. Tốc độ máu lưu thông chậm hơn cho thấy các động mạch đã dần trở nên cứng hơn. 

Ban đầu, thanh thiếu niên với mức cân nặng bình thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 20,8. Còn chỉ số của các thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì và đái tháo đường type 2 là 37. Các thanh thiếu niên này cũng có huyết áp và mức cholesterol cao, động mạch dày và cứng hơn. 

 

Tầm quan trọng của việc điều trị bệnh đái tháo đường và béo phì ở tuổi vị thành niên

Độ cứng và độ dày của động mạch thường sẽ tăng dần theo thời gian, khiến cho những người trẻ tuổi bị tổn thương động mạch sớm. Đây là yếu tố dẫn đến các bệnh đau tim và đột quỵ ở tuổi trưởng thành.

Các bạn trẻ đang bị béo phì, đái tháo đường type 2 hay mắc các bệnh tăng huyết áp nên có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách sớm nhất. 

Dưới đây là một số cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì:

- Chế độ ăn khoa học: Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh, trái cây tươi, hạn chế ăn mỡ và nội tạng động vật, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, giảm khẩu phần bữa tối. Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích.

- Tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng trong giới hạn chỉ số BMI an toàn. Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày/ tuần.

- Kiểm soát cân nặng: Nên kiểm tra cân nặng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh trong mức cho phép.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top