Nhu cầu acid folic:
Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng: Sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN). Acid Ribo Nucleic (ARN), và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
Hậu quả của thiếu hụt acid folic với phụ nữ mang thai:
Sau đây là những điều mà chị em phụ nữ dự định mang thai và mang thai cần quan tâm:
Trong y học định nghĩa nứt đốt sống và khuyết tật trong đó một bộ phận của một hay nhiều đốt sống không phát triển trọn vẹn, làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra. Nứt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng thông thường nhất là ở dưới thắt lưng và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào số lượng mô thần kinh bị phô bày. Triệu chứng của tật nứt đốt sống có thể là liệt 2 chân, tiêu tiểu không kiểm soát được hay não úng thủy (não có nước). Sự không hoàn thiện của ống thần kinh (ống thần kinh đóng không kín) xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai.
Do vậy phải bổ sung acid folic trước khi thụ thai thì mới có hiệu quả sự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Những nghiên cứu lớn trên thế giới trong vòng 30 năm trở lại đây ở Anh, Hungari, Trung Quốc…chứng minh rằng nồng độ đủ cao của acid folic trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường. Những bà mẹ có nồng độ acid folic trong máu thấp có nhiều nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống.
Lúc nào cần đảm bảo đủ acid folic:
Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vậy điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic.
Cơ quan y tế của một số nước như Mỹ, Anh, Canada đã khuyến nghị: Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ 400cmg acid folic/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bằng các thực phẩm có tăng cường acid folic.
Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu acid folic?
Tất cả các bà mẹ đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể họ bao nhiêu tuổi, họ có con lần đầu hay đã có nhiều con khỏe mạnh, ngay cả khi sức khỏe của chính bà mẹ rất tốt. Tuy vậy có một số bà mẹ bắt buộc phải theo chế độ bổ sung acid folic chặt chẽ như sau:
Làm thế nào để đảm bảo đủ lượng acid folic? Có các giải pháp sau:
Chế độ ăn có các thực phẩm giàu folat: Gan động vật (bò, gà, lợn), Rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh…
Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1-3 tháng, và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic: 400cmg.
Chọn lựa các thực phẩm có bổ sung acid folic: Nên lựa chọn các thực phẩm dùng cho phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú có tăng cường acid folic để đảm bảo cung cấp đủ 400cmg/ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh