Sorbitol (D-glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sarcarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin-pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.
Sorbitol chuyển hoá chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ aldose reductase.
Ðiều trị triệu chứng táo bón.
Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu.
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị triệu chứng khó tiêu
Bạn dùng 1-3 gói uống mỗi ngày trước bữa ăn hoặc khi có rối loạn tiêu hóa.
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị táo bón
Bạn dùng 1 gói lúc đói vào buổi sáng.
Liều dùng thông thường cho người lớn để nhuận trường
Bạn dùng thuốc dạng đặt trực tràng với liều thông thường là 20-30% 120 ml.
Liều dùng thuốc sorbitol cho trẻ em
Chỉ được dùng các thuốc nhuận tràng thẩm thấu với liều đơn và không thường xuyên.
Ðiều trị triệu chứng khó tiêu: Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có khó tiêu, người lớn 1 – 3 gói mỗi ngày.
Ðiều trị táo bón: Người lớn dùng 1 gói vào lúc đói, buổi sáng. Trẻ em 1/2 liều người lớn.
Ghi chú: Pha 1 gói trong 1/2 cốc nước, uống trước bữa ăn 10 phút.
Nhuận tràng: Sorbitol đặt trực tràng, liều thường dùng là 120 ml dung dịch 20 – 30% cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên; hoặc 30 – 60 ml cho trẻ em từ 2 – 11 tuổi, dưới dạng thụt.
Dung dịch 70% uống: Pha loãng tỷ lệ 1:1 với nước; dùng để tạo hỗn dịch với than hoạt, liều đầu tiên:
0,5-1g/kg/lần/ngày; tối đa 50 g; liều thông thường nhuận tràng: 20 – 50 g.
Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lăph lại. Nước và điện giải phải được bù nếu cần.
Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hoá. Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose. Một tỷ lệ rất nhỏ sorbitol không bị chuyển hóa được đào thải qua thận, phần còn lại qua đường hô hấp dưới dạng CO2.
Thuốc sorbitol chống chỉ định cho các trường hợp sau:
Không dùng trong trường hợp tắc mật.
Ðối với người bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và nên giảm liều.
Không nên phối hợp: Kayexalate (đường uống và đặt hậu môn): có nguy cơ gây hoại tử kết tràng.
Có thể gây tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh kết tràng chức năng.
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm, baơ quản dưới 30 độ C.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh