Nitroglycerin còn được biết với tên gọi glyceryl trinitrat. Đây là một nitrat hữu cơ.
- Khi vào bên trong cơ thể, nitroglycerin được chuyển hóa thành NO (oxyd nitric).
- Tiếp đến, NO sẽ kết hợp với nhóm thiol để hoạt hóa cho ra GMPc (guanosin monophosphat vòng).
- cGMP chính là chất làm myosin trong cơ thành mạch không hoạt hóa.
- Từ đó, không kết hợp được với actin nên làm giãn cơ.
Tác động chủ yếu của nitroglycerin là trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn các động mạch và tiểu động mạch. Trong đó:
- Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim dẫn đến giảm áp lực trong các buồng tim.
- Trường hợp, giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu. Kết quả là làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim.
- Liều cao làm giảm huyết áp nhưng có thể gây phản xạ giao cảm làm mạch hơi nhanh và tăng sức co bóp cơ tim.
- Ức chế kết tập tiểu cầu.
Tác dụng của thuốc Nitroglycerin
- Giúp dự phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.
- Phối hợp với các thuốc khác để điều trị suy tim sung huyết.
- Được chỉ định trong nhồi máu cơ tim cấp.
Trường hợp không nên dùng Nitroglycerin
- Dị ứng với nitroglycerin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
- Người bệnh bị hạ huyết áp, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim thất phải
- Thiếu máu nặng.
- Tăng áp lực nội sọ do chấn thương đầu hoặc xuất huyết não.
- Mắc các bệnh về tim như: hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, viêm màng ngoài tim co thắt.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị glaucom góc đóng cũng không nên dùng thuốc.
Hướng dẫn dùng thuốc Nitroglycerin
Nitroglycerin thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao trong quá trình phẫu thuật, kiểm soát suy tim sung huyết do đau tim, điều trị đau thắt ngực ở một số bệnh nhân và giảm huyết áp trong khi phẫu thuật.
Nitroglycerin là một chất nitrat. Đau ngực xảy ra khi tim cần nhiều oxy hơn, thuốc hoạt động bằng cách giãn rộng mạch máu, nhờ đó thư giãn mạch máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này làm giảm khối lượng công việc của tim và tăng lượng oxy cần thiết cho tim.
Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.
Cắt cơn đau thắt ngực
Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi một viên liều 0,5 mg sau 5 phút lại ngậm 1 viên cho đến hết cơn đau. Tối đa ≤ 3 lần/ 15 phút, nếu không đỡ phải đi khám.
Ngoài ra, có thể dùng nitroglycerin dạng khí dung xịt lưỡi:
- Liều 0,4 mg/ lần xịt x 1 – 2 lần vào dưới lưỡi ngậm miệng, không hít.
- Nếu > 20 phút không cắt được cơn đau thì phải xem lại chẩn đoán.
Trong ngày có thể dùng lại nhiều lần nếu cơn đau lại tái diễn và người bệnh không bị đau đầu, hạ huyết áp.
Phòng cơn đau thắt ngực
Viên giải phóng chậm: Liều 2,5 – 6,5 mg, 2 viên/ngày.
Miếng thuốc dán ở da ngực trái 5 – 10 mg hoặc bôi thuốc mỡ 2% ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng, liều dùng do thầy thuốc chỉ định.
Suy tim sung huyết phối hợp với thuốc khác
- Trong phù phổi cấp tính nên dùng viên ngậm dưới lưỡi hoặc thuốc xịt để có tác dụng nhanh.
- Suy tim mạn tính nên dùng dạng thuốc giải phóng chậm 2,5 – 6,5 mg, 2 viên/ngày.
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp
- Dùng nitroglycerin là một trong số biện pháp điều trị cơ bản ban đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đau thắt ngực kéo dài hoặc tăng huyết áp hoặc phù phổi cấp:
+ Truyền tĩnh mạch trong 24 – 48 giờ đầu với liều từ 12,5 – 25 microgam/phút.
+ Duy trì 10 – 20 microgam/phút.
- Người bệnh có suy thất trái (dùng nitrat phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển đổi nếu bệnh nhân dung nạp tốt) hoặc tăng huyết
áp nặng.
Thuốc Nitroglycerin có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Nitroglycerin® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Nitroglycerin® bao gồm:
- Avanafil, beta-blockers (ví dụ propranolol), thuốc canxi (ví dụ diltiazem), thuốc lợi tiểu (ví dụ furosemide, hydrochlorothiazide), thuốc huyết áp cao, phenothiazines (ví dụ thioridazine), riociguat, sildenafil, tadalafil hoặc vardenafil vì nguy cơ huyết áp thấp và chóng mặt khi đứng có thể xảy ra;
- Salicylate (ví dụ như aspirin) có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của nitroglycerin;
- Alteplase có thể làm giảm hiệu quả của nitroglycerin;
- Heparin vì hiệu quả của nó có thể bị giảm bởi nitroglycerin.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp