✴️ Thuốc khi vào cơ thể sẽ phân bố ở đâu, chuyển hóa thế nào?

Nội dung

Vào cơ thể, thuốc tất yếu phải đi qua các quá trình hấp thu, phân phối, chuyến hóa, tích lũy, thải trừ.

Hấp thu thuốc

  • Qua da: Thuốc dùng ngoài da (thuốc mỡ, cao dán, thuốc xoa bóp...) có tác dụng nông tại chỗ như thuốc sát khuẩn, nhưng có khi thấm qua hàng rào biếu bì đế vào sâu bên trong, ví dụ tinh dầu...

Da lúc thường là chiếc áo bảo hộ, có bã nhờn, mồ hôi chống chọi với tác nhân lý hóa bên ngoài. Lớp sừng giúp cho hàng rào biểu bì vững chắc, lớp sừng cũng dự trữ được một số thuốc, ngay cả sau khi tắm rửa, ví dụ bôi thuốc mỡ chứa hydrocortison. Nhưng có thuốc hấp thu được qua da để phát huy tác dụng toàn thân và gây độc - khi dùng cần lưu ý, ví dụ iod, thuốc chứa kim loại nặng, tinh dầu, rượu, thuốc diệt côn trùng (lân hữu cơ, DDT, lindan...).

Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc sẽ làm tăng tốc độ hấp thu thuốc, như sau khi bôi cồn xoa bóp, metyl salicylat...

Da tổn thương (mất lớp sừng) như bỏng, vết thương diện rộng sẽ làm cho thuốc và chất độc dễ xâm nhập, tạo tác dụng toàn thân. Da trẻ sơ sinh có lớp sừng mỏng manh, tính thấm mạnh, dễ gây ngộ độc thuốc, ví dụ cồn xoa bóp không dùng cho trẻ sơ sinh.

  • Dạ dày: Hấp thu thuốc ở dạ dày bị hạn chế vì niêm mạc ít được tưới máu. Thuốc nào hấp thu được sẽ hấp thu dễ khi đói (dạ dày rỗng). Nếu uống thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày, thì nên dùng trong bữa ăn, như aspirin, paracetamol, sắt sulfat...
  • Ruột non: Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, được tưới máu nhiều. Nhu động ruột thường xuyên giúp nhào nặn, phân phôi thuốc đều trên diện tích rộng lớn đó.

Vì vậy ruột non là nơi hấp thu thuốc rất tốt.

Tăng lượng máu (nằm yên) giúp thuốc dễ hấp thu. Ngược lại với ở dạ dày, tác động nào làm giảm năng lực vận động ruột sẽ kéo dài thời gian tiếp xúc giữa thuốc với niêm mạc ruột, làm cho ruột hấp thu thuốc tốt hơn. Ngược lại, thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy làm giảm hấp thu thuốc, thúc đẩy tàng thải những thuốc khác.

  • Ruột già: Khả nàng hấp thu thuốc ở đây kém, vì diện tích ruột già hẹp. Nếu đặt thuốc vào trực tràng (như dạng thuốc đạn), thì do trực tràng chứa ít dịch, nên nồng độ thuốc sẽ đậm đặc và thuốc hấp thu với lượng đáng kể, có khi m ạnh hơn khi uống.

Ta dùng dạng thuốc đạn để chữa bệnh tại chỗ, như khi viêm trực - kết tràng, trĩ, táo bón..., cũng dùng đế đạt tác dụng toàn thân, như đặt viên đạn chứa thuốc ngủ, thuốc hạ sốt giảm dau...

Với thuốc khó uống, mùi vị khó chịu hoặc khi không uống được (như hôn mê, co thắt thực quản, nôn, tắc ruột....) thì đặt thuốc vào trực tràng rất tốt, nhất là cho trẻ em. Cần chú ý ở trẻ em, đặt thuốc dễ gây ngộ độc, vì chóng đạt nồng độ cao trong máu, cũng cần tránh dùng nhầm thuốc đạn của người lớn mà lại dùng cho trẻ em.

  • Đường dưới da: Tiêm dưới da, thuốc qua mô liên kết, thấm qua nội mô mao mạch và đạt tác dụng toàn thân. Có thể làm tăng tác dụng thuốc, nếu tiêm dưới da kết hợp với thuốc co mạch, ví dụ kéo dài tác dụng gây tê của procain (novocain) bằng cách trộn với adrenalin (làm co mạch tại chỗ); hoặc làm giảm tính tan trong nước của thuốc, ví dụ phức hợp penicilin - procain không tan khi tiêm dưới da, phức hợp này sẽ hấp thu chậm và penicilin được phân tán dần dần vào cơ thể.
  • Qua cơ (tiêm bắp thịt): Tuần hoàn máu trong cơ vân được đặc biệt phát triển.

Khi cơ hoạt động, lòng mao mạch giãn rộng, khiến diện tích trao đổi và lưu thông máu lúc ấy tăng lên hàng trăm lần để đáp ứng như cầu cần cho hoạt động chức năng của cơ; vì vậy thuốc hấp thu qua cơ nhanh hơn khi tiêm dưới da.

Cơ ít sợi cảm giác hơn ở dưới da, nên tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da, dùng cho dung dịch nước, dung dịch dầu. Tuyệt đôl không tiêm bắp những chất gây hoại tử như calci clorid, ouabain. Cần lưu ý khi tiêm bắp có thể chọc phải tĩnh mạch, nhất là khi tiêm dung dịch dầu.

  • Qua đường tĩnh mạch: Qua tĩnh mạch, thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, tác dụng nhanh (sau khi tiêm 15 giây), liều dùng chính xác, kiểm soát được, vì có thể ngừng tiêm ngay nếu người bệnh có phản ứng bất thường. Còn có thể tiêm tĩnh mạch những chất không dùng dược bằng đường khác (như các chất thay th ế huyết tương) hoặc chất gây hoại tử khi tiêm bắp.

Cấm không tiêm tĩnh mạch dung môi dầu, vì sẽ gây tắc mạch phổi, cũng cấm tiêm chất làm tan máu hoặc độc với cơ tim. Tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn tim và hô hấp, giảm huyết áp, trụy tim mạch do nồng độ tức thời quá cao của thuốc ở cơ tim, phổi, động mạch.

 

Phân phối thuốc

  • Gắn thuốc vào protein huyết tương: Sau khi hấp thu, thuốc vào máu, nhiều thuốc lúc đó gắn được vào protein - huyết tương.

Ý nghĩa là:

  • Khi còn đang gắn vào protein - huyết tương, thì thuốc chưa có tác dụng; chỉ dạng tự do (không gắn vào protein - huyết tương) mới có tác dụng;
  • Protein - huyết tương là "tổng kho" dự trữ thuốc;

Ở trẻ sơ sinh (nhất là trẻ thiếu tháng), khả năng gắn thuốc vào protein - huyết tương còn kém nên trẻ dễ nhạy cảm với nhiều thuốc (như theophylin, phenylbutazon, rifampicin, lincomycin, quinin, diazepam, erythromycin...).

Khi dự trữ protein - huyết tương giảm (như trong những bệnh cấp tính, có thai, xơ gan, chấn thương, bỏng, suy kiệt, hội chứng thận hư, trẻ sơ sinh thiếu tháng, người có tuổi...), thì dạng thuốc tự do tăng lên, độc tính của thuốc tăng theo.

  • Phân phối thuốc qua rau thai: Bề mặt hấp thu của rau thai lớn (50 m2), lưu lượng máu của tuần hoàn rau thai rất cao, cho nên hầu hết mọi thuốc đều qua được rau thai để vào thai với tốc độ nhanh chậm khác nhau.

Trong 12 tuần đầu (quý I) của thời kỳ có thai, mẹ dùng một số thuốc có thế làm cho phôi ngộ độc hoặc gây quái thai. Trong những tháng sau của tuổi thai, hiện tượng gây quái thai giảm đi, nhưng nhiều thuốc vẫn độc với thai. Đến khi sinh đẻ, rau thai biến chất, để lọt nhiều chất thấm ồ ạt, trong khi đó thai chưa đủ khả nàng chuyển hóa và thải thuốc; chính lúc trở dạ mà dùng thuốc cho mẹ rất có thế gây độc cho trẻ sơ sinh, làm rôi loạn cơ thể trẻ nhiều giờ, nhiều ngày sau khi ra đời, ví dụ sau khi mẹ dùng thuốc mê, chế phẩm thuốc phiện, diazepam (Seduxen), cloramphenicol, sulfamid, aspirin, reserpin.

Một số thuốc cấm dùng cho mẹ khi có thai

  • Bactrim (Co - trimoxazol; Biseptol), phenytoin, cloramphenicol, rượu ethylic, các hormon, kali oidid, dẫn xuất chứa iod, mebendazol (Vermox), nietronidazol (Plagyl), quinin, quinidin, sulfamid, tetracyclin, thuốc lợi niệu loại thải kali, thuốc lá, thuốc lào, thuốc chông thụ thai, furosemid (Lasix), thuốc chông đái tháo đường, streptomycin, gentamicin, thuốc chông sốt rét, thuốc chông ung thư và ức chế m iễn dịch, nhiều thuốc chông nôn...

Một số thuốc cần dùng thận trọng khi có thai

  • Aldomet, diazepam, thuốc lợi tiểu, dẫn xuất của thuốc phiện, theophylin, thuốc nhuận tràng mạnh, phenobarbital (luminal), rifampicin...

Tóm lại, tốt nhất là không dùng thuốc trong khi có thai, trừ khi thật cần.

 

Tích lũy thuốc

Khi được phân phối, thuốc có thể "nằm lỳ" ở một bộ phận dặc biệt của cơ thể.

  • Thạch tín, chì và những kim loại nặng khác nằm ở sừng, lông tóc.
  • Chì gắn mạnh vào xương, da. Tetracyclin gắn nhiều vào sụn, răng trẻ em.
  • Cloroquin tích lũy ở mắt, tai, da, tóc.
  • Griseofulvin tích lũy lâu ở lớp sừng dưới da và uống dể chông nấm ngoài da....

 

Chuyển hóa thuốc

Có thuốc vào cơ thể rồi thải nguyên vẹn, không qua chuyển hóa. Có thuốc khi uống bị trung hòa ngay ở dịch vị. Nhưng nhiều thuốc, sau khi hấp thu, phải được chuyển hóa rồi mới thải được khỏi cơ thể. Thông thường qua chuyển hóa, thuốc sẽ mất tác dụng và hết độc. Gan giữ vai trò quan trọng nhất trong chuyển hóa thuốc, cho nên với người có gan bệnh lý, cần dùng với liều lượng thuốc thận trọng.

 

Thải trừ thuốc

  • Qua thận: Phần lớn những thuốc tan trong nước sẽ thải qua nước tiết, hoặc lọc qua mao mạch tiểu cầu thận, hoặc thải qua biểu mô ống lượn gần.

Nước tiểu acid giúp những chất kiềm nhẹ dễ th ải qua nước tiểu, như khi ngộ độc quinin, morphin, atropin... ta toan hóa nước tiểu bằng uôhg amoni clorid hoặc acid phosphoric để giải độc.

Nước tiểu kiềm giúp những chất là acid nhẹ dễ th ải qua nước tiểu, ví dụ khi ngộ độc luminal, streptomycin, sulfamid, tetracyclin, ta kiềm hóa nước tiểu bằng uống (hoặc tiêm truyền) natri bicarbonat để giải độc.

Thiểu năng thận ngăn cản thài thuốc qua nước tiểu, làm tàng độc tính của thuốc, ví dụ người suy thận dễ bị điếc do dùng streptomycin, gentamicin, hirosemid (Lasix)...

Một số thuốc không được dùng khi suy thận

  • Streptomycin, gentamicin, penicilin G, nitrofurantoin, lidocain, cloraraophenicol, glycosid trợ tim (như digoxin, digitoxin), sulfamid chống đái tháo đường, furosemid (Lasix), dẫn xuất chứa thủy ngân, chế phẩm chứa bisraut, sulíamid kìm khuẩn, succinycholin...
  • Qua mật: Có nhiều thuốc thải được từ gan, qua mật, rồi theo đường tiêu hóa ra ngoài. Có thuốc thải được qua nước tiểu và qua phân. Có thuốc qua mật, xuống ruột non, lại bị chuyển hóa ở ruột, rồi qua tĩn h mạch cửa để trở lại gan, đó là "chu kỳ gan - ruột", giúp thuốc tồn tại lâu trong cơ thể, ví dụ cloramphenicol, tetracyclin, morphin, quinin, sulfamid chậm...

Uống thuốc kháng sinh, sulfamid sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm lượng tạp khuẩn có ích cho chuyển hóa thuốc khác ở ruột.

  • Qua sữa: Thải thuốc qua sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

Về phía người mẹ: Liều thuốc dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, con đường dùng (uống, tiêm...);

Về phía đứa trẻ đang thời kỳ bú: Lượng bú, liên quan giữa giờ bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa, thời gian, khôi lượng và khoảng cách những đợt bú, khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ thuốc;

Sinh lý tuyến vú: Lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa.

Một số thuốc cấm mẹ dùng trong thời kỳ cho con bú

  • Metronidazol (Plagyl), cimetidin (Tagaraet), reserpin, thuốc chông thụ thai, tetracyclin, cloramphenicol, hormon sinh dục...

Một số thuốc mà mẹ dùng được, nhưng cần theo dõi tác dụng phụ ở trẻ bú

  • Các sulfamid, diazepam, phenobarbital (luminal), aspirin, thuốc lá, thuốc lào, theophylin, thuốc phiện, rượu ethylic, isoniazid, dapson, vitam in A liều cao, vitam in D liều cao, cortisol, dexamethason, cloral hydrat...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top