Ba đậu là một loại dược liệu được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc nhưng lại chứa hàm lượng độc tố rất cao. Chính vì thế khi sử dụng vị thuốc này bạn cần hết sức thận trọng để tránh bị ngộ độc với những triệu chứng nghiêm trọng kèm theo.
Ba đậu là cây thuốc được dùng trong nhiều bài thuốc đông y nhưng lại có chứa độc tố rất mạnh
Tên gọi khác: Giang tử, Cóng khói, Mần để…
Tên khoa học: Croton tiglium L
Họ: Thầu dầu (Euphorbtuceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Ba đậu là một loại cây gỗ nhỡ có chiều cao trung bình ở vào khoảng 3 – 6m, cành nhẵn. Lá mọc so le nhau, nguyên có hình trứng với phần đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nhỏ, lá dài khoảng 6 – 8cm, rộng khoảng 4 – 5cm, phần cuống nhỏ và chỉ dài 1 – 2cm.
Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành dài khoảng 10 – 20cm. hoa đực ở đỉnh, hoa cái ở phía dưới. Cuống hoa nhỏ và chỉ dài 1 – 3mm. Quả nang màu vàng nhạt, bề ngoài nhẵn, khi chín tách ra sẽ có 3 mảnh vỏ. Hạt có hình trứng dài khoảng 10mm, rộng 4 – 6mm, phía ngoài vỏ cứng, màu nâu xám.
2. Bộ phận dùng
Hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.
3. Phân bố
Dược liệu thường mọc hoang ở vùng Ấn Độ, Malaixia hay một số tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam… Còn ở nươc ta, cây mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn…
4. Thu hái và sơ chế
Hoạt được thu hái ở quả chín chưa bị nứt vỏ. Thường để nguyên quả đến khi dùng mới gỡ hạt hay đập lấy hạt rồi phơi khô. Còn phần rễ có thể thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô để bảo quản dùng dần. Còn phần lá thường được dùng ở dạng tươi.
5. Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng.
6. Thành phần hóa học
Phân tích dược liệu ba đậu thấy có một số thành phần sau đây:
stearin
palmitin
glycerid crolonic
tiglic
protein
phenolic
croitin
alcaloid
Hình ảnh cây ba đậu vào mùa quả chín
Vị thuốc ba đậu
1. Tính vị
Đa phần các tài liệu Đông y có ghi nhận, dược liệu có vị cay, tính nóng và có độc.
2. Quy kinh
Đươc quy vào 2 kinh: Vị và Đại tràng.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền:
Công dụng: Ôn trung tán hàn, phá tích, trục đờm, hành thủy, tiêu thũng, khu phong.
Chủ trị: Bụng đầy trướng, đau tức ngực, tắc nghẽn ruột, sốt rét, thấp khớp dạng thống phong, rắn cắn…
Theo y học hiện đại:
Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế mạnh bạch cầu trực khuẩn, tụ cầu vàng. Ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn cúm.
Dùng với liều rất nhỏ sẽ thấy tác dụng giảm đau.
Chích dưới da sẽ kích thích tăng tiết chất nội tiết tại tuyến thượng thận.
4. Cách dùng – liều lượng
Phần hạt thường được dùng dưới hình thức ba đậu sương, tức lá đã ép để loại bỏ hết dầu đi rồi sao vàng. Sau đó chế thành cao hay hoàn thành viên với các vị thuốc khác với liều lượng 0,01 – 0,05g/ngày.
Còn phần rễ có thể dược dùng với liều từ khoảng 3 – 10g/ngày. Riêng lá thì có thể dùng tươi giã đắp hay tán thành bột để sát trùng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu ba đậu
Dưới đây là thông tin về một số đơn thuốc có sử dụng dược liệu ba đậu:
1. Bài thuốc chữa đau, đầy trướng ngực bụng
Chuẩn bị: 40g ba đậu (bỏ phần vỏ và lõi rồi sao vàng), 40g đại hoàng, 40g can khương.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với mật avf làm hoàn. Mỗi ngày chỉ dùng khoảng từ 8 – 12g.
2. Bài thuốc chữa đại tiện không thông, ngực đau, bụng căng đầy
Chuẩn bị: 2 hạt ba đậu cùng với 2 hạt hạnh nhân.
Thực hiện: Ba đậu đem bỏ nhân và vỏ rồi rang vàng, hạnh nhân bọc vải và đập dập. Cho 2 vị thuốc vào chén nước nóng, khuấy đều và uống nước. Dùng mỗi ngày 1 lần đến khi đại tiện được thì thôi.
3. Bài thuốc trị sốt rét, bụng sưng to
Chuẩn bị: 8g ba đậu (bỏ vỏ và nhân), 24g tạo giáp (bỏ vỏ và hột).
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột rồi hoàn thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần chỉ uống 1 viên cùng với nước lạnh, tần suất 1 lần/ngày.
4. Bài thuốc trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí
Chuẩn bị: 1 chén ba đậu cùng với 5 chén rượu.
Thực hiện: Đem nấu dược liệu với rượu trên lửa nhỏ 3 ngày 3 đêm cho khô. Sau đó làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần chỉ uống 1 viên với nước, tần suất 1 lần/ngày. Nếu các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dùng 2 viên/lần.
5. Bài thuốc trị phong ngứa, nổi ban
Chuẩn bị: 50 hạt ba đậu.
Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi cho vào ấm sắc cùng 7 chén nước trên lửa nhỏ. Thu lấy 2 chén rồi bọc vào túi và chườm trực tiếp lên vị trí ngứa.
6. Bài thuốc trị rắn cắn
Chuẩn bị: 30g rễ ba đậu, 0,5g lá khô, 1 lít rượu trắng.
Thực hiện: Phần rễ dược liệu đem ngâm với rượu trắng rồi dùng làm thuốc đắp ngoài. Còn phần lá đem tán thành bột rồi uống với nước mát mỗi ngày 1 lần
Ba đậu là vị thuốc quen thuộc được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh
7. Bài thuốc trị tưa lưỡi ở trẻ em
Chuẩn bị: 1g ba đậu cùng với 0,5g nhân hạt dưa hấu.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán nhỏ rồi trộn thêm 1 ít dầu thơm. Sau đó vo thành viên nhỏ và đắp vào huyệt ấn đường 15 giây rồi lấy ra. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 1g ba đậu sương, 3g bối mẫu, 3g cát cánh. Các vị thuốc này đem tán thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần uống 0,2g cùng với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 0,5g ba đậu sương, 3g đinh hương, 3g nhục quế, 3g trầm hương. Tất cả vị thuốc đem tán bột rồi trộn đều. Mỗi lần lấy uống 0,5 – 1g với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.
9. Bài thuốc trị trúng phong méo miệng
Chuẩn bị: 7 hạt ba đậu.
Thực hiện: Vị thuốc trên đem bỏ vỏ rồi giã cho nát. Bị đau bên phải thì đắp bên trái và ngược lại. Sau khi đắp cần lấy 1 chén nước nóng để áp lên thuốc.
10. Bài thuốc trị thương hàn, nóng lạnh không đều
Chuẩn bị: 25 hạt ba đậu cùng với 40g hoàng đơn.
Thực hiện: Ba đậu đem bỏ vỏ và ép bỏ dầu rồi nghiền nát còn hoàng đơn đem sao vàng và tán bột. 2 vị thuốc đã qua sơ chế đem trộn chung với sáp để làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần lấy dùng 5 hoàn. Đem nhúng vào nước rồi nuốt lống chứ không được nhai.
11. Bài thuốc chữa lỵ, bụng đau, mót rặn nhiều
Chuẩn bị: 49 hạt ba đậu cùng với 49 hạt hạnh nhân.
Thực hiện: Các vị thuốc đem bỏ phần vỏ và nhân rồi đốt tồn tính và tán bột. Sử dụng sáp ong nấu chảy rồi trộn đều vào thuốc bột và làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2 – 3 viên cùng với nước sắc đại hoàng, dùng với tần suất 1 lần/ngày.
12. Bài thuốc trị tiêu ra máu không cầm
Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu đã bỏ vỏ cùng với 1 quả trứng gà.
Thực hiện: Trứng gà đem khoét 1 lỗ rồi cho ba đậu vào, dán lại và nước chín. Sau đó bỏ ba đậu đi và dùng trứng. Lưu ý với những người có thể tạng suy yếu thì cần chia thuốc ra thành 2 lần ăn trong ngày.
13. Bài thuốc trị trúng độc
Chuẩn bị: Ba đậu bỏ phần vỏ nhưng vẫn giữ dầu cùng mã nha tiêu với lượng bằng nhau.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán bột trộn đều rồi làm thành viên bằng viên đạn. Mỗi lần uống đúng 1 viên với nước sôi ấm.
14. Bài thuốc trị thổ tả ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: 1 hạt ba đậu cùng 1 ít sáp ong.
Thực hiện: Vị thuốc đem đâm lủng rồi đốt sơ trên ngọn đèn. Còn sáp ong để trên đèn đốt cho chảy giọt xuống trong nước. Tiếp đến đem giã chung với vị thuốc đã đốt rồi làm thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Mỗi lần chỉ uống khoảng 5 – 7 viên cùng với nước sắc đăng tâm và hạt sen.
15. Bài thuốc trị suyễn do hàn đàm
Chuẩn bị: 1 trái thanh quất bì cùng với 1 hạt ba đậu.
Thực hiện: Thanh quất bì đem nỏ ruột và cho ba đậu vào trong cột chặt. Sau đó đem đi đốt tồn tính và nghiền nát. Uống trực tiếp với nước gừng pha rượu mỗi ngày 1 lần.
16. Bài thuốc chữa bỉ kết, trưng hà
Chuẩn bị: 5 hạt ba đậu nhân (đã ép bỏ dầu), 120g hồng khúc sao cùng 40g vỏ lúa mạch sao.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thành bột, trộn đều rồi làm hoàn, mỗi viên chỉ to cỡ hạt gạo. Mỗi lần uống 10 hoàn cùng với nước sôi ấm khi bụng đói, tần suất 1 lần/ngày.
17. Bài thuốc chữa chứng tích trệ
Chuẩn bị: 40g ba đậu, 40g cáp phấn cùng với 120g hoàng bá.
Thực hiện: Tất cả vị thuốc đem tán thành bột rồi trộn với nước vo thành viên to cỡ hạt đậu xanh. Mỗi lần lấy uống khoảng 5 viên với nước sôi ấm, tần suất 1 lần/ngày.
18. Bài thuốc trị xơ gan cổ trướng
Chuẩn bị: 4g ba đậu sương cùng với 2g khinh phấn.
Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem đi tán thành bột. Trải 4 – 5 lớp thuốc trên vải rồi đặt vào trên rốn. Phía trên lại để thêm 2 lớp thuốc nữa.
Lưu ý khi sử dụng ba đậu để chữa bệnh
Không sử dụng dược liệu ba đậu cho nhưng đối tượng sau:
Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón
Phụ nữ có thai
Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều vì vị thuốc này có thể gây ngộ độc. Khi các triệu chứng ngộ độc xuất hiện cần dùng đậu xanh, đậu đen, đậu đũa hay hoàng liên sắc nước uống để giải độc. Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu vấn đề chuyển biến xấu.