✴️ Ung thư đại tràng (Phần 2)

Nội dung

Phẫu thuật là việc cắt bỏ khối u và một phần mô lành xung quanh trong cuộc mổ. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất của ung thư đại tràng. Phần đại tràng khỏe mạnh hoặc trực tràng hay hạch lympho gần kề cũng có thể bị loại bỏ trong phẫu thuật. Một bác sĩ ngoại khoa ung thư là người được đào tạo chuyên sâu để mổ các loại ung thư. Một phẫu thuật viên đại trực tràng là bác sĩ Ngoại khoa được đào tạo sâu thêm nữa để điều trị các bệnh của đại tràng, trực tràng, hậu môn.

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

Mổ nội soi

Với kĩ thuật này, một vài ống kính (camera) quan sát được đưa vào ổ bụng bệnh nhân sau khi gây mê. Vết thương thường nhỏ hơn và thời gian phục hồi thường ngắn hơn so với phẫu thuật thông thường. Phẫu thuật nội soi là phương pháp quy ước hiệu quả trong phẫu thuật cắt bỏ ung thư. Các phẫu thuật viên thực hiện mổ nội soi là những người được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật này.

Làm hậu môn nhân tạo trong ung thư trực tràng

Ít phổ biến hơn, những bệnh nhân có ung thư trực tràng có thể cần được làm hậu môn nhân tạo. Đây là phẫu thuật tạo lỗ mở thông qua đó đại tràng được kết nối với bề mặt thành bụng để tạo đường bài xuất cho phân ra ngoài cơ thể. Phân này được thu lại bởi một cái túi được đeo bởi bệnh nhân. Đôi khi hậu môn nhân tạo là tạm thời để trực tràng có thời gian lành lại nhưng cũng có khi là tồn tại vĩnh viễn. Với kĩ thuật mổ hiện đại và việc sử dụng hóa trị và xạ trị trước mổ nhiều bệnh nhân có ung thư trực tràng không còn cần thiết phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Xem thêm về hậu môn nhân tạo.

Đốt sóng cao tần (RFA- Radiofrequency ablation) hoặc kỹ thuật nhiệt động (cryoablation)

Một vài bệnh nhân có thể có khả năng phải phẫu thuật trên gan hoặc phổi để loại bỏ các khối u di căn tới cơ quan này. Những cách khác bao gồm sử dụng năng lượng ở dạng sóng vô tuyến để đốt khối u, được gọi là RFA, hoặc để đông lạnh khối u được gọi là cắt khô. Không phải tất cả các khối u gan hoặc phổi có thể điều trị với một trong các phương pháp tiếp cận này. RFA có thể làm qua da hoặc qua phẫu thuật. Trong khi việc này có thể tránh được việc cắt đi một phần mô gan hay phổi nếu như phẫu thuật thì khả năng bỏ sót lại một phần khối u cũng có thể xảy ra.

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Trước mổ, hãy nói chuyện với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra trong phẫu thuật bạn sắp làm và hỏi làm sao để phòng tránh hay điều trị. Một cách tổng quát, tác dụng phụ của phẫu thuật là cảm giác đau và đau khi chạm vào khu vực phẫu thuật. Cuộc mổ có thể là nguyên nhân của táo bón hay tiêu chảy, những thứ thường biến mất trong một khoảng thời gian sau đó. Những bệnh nhân có hậu môn nhân tạo có thể bị sưng tấy vùng da xung quanh lỗ mở. Nếu bạn có hậu môn nhân tạo, bác sĩ, điều dưỡng và chuyên gia về lỗ mở đường ruột, những chuyên gia về quản lý hậu môn nhân tạo có thể chỉ cho bạn cách vệ sinh và phòng nhiễm trùng.

Nhiều bệnh nhân cần phải tái lập lại nhu động ruột sau mổ cái mà có thể mất thời gian và cần tới sự hỗ trợ. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình nếu như không thể hồi phục lại chức năng đường ruột bình thường.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top