Theo Đông y, bách bộ có tính ấm, vị ngọt, đắng, quy kinh Phế. Do đó, thảo dược tự nhiên này thường được sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, sát trùng và chữa ho.
Hình ảnh dược liệu Bách Bộ
+ Tên khác: Dây ba mươi, sam sip lạc (gọi theo tiếng Tày), hiungui (Giarai), síp (Thái), rabat tơhai hoặc đẹt ác
+ Tên khoa học: Stemona tuberosa
+ Họ: Bách Bộ (Stemonaceae)
Dây ba mươi thuộc thực vật dây leo, sống nhiều năm. Thân cây mảnh và nhẵn, có chiều dài trung bình khoảng 6 – 8 m. Ở gốc cây có nhiều rễ củ và thường mọc thành chùm khoảng 10 – 20 hoặc 30 củ. Nhiều cây củ sai có thể lên đến gần 100 củ. Củ ba mươi có chiều dài 15 – 20 cm và rộng 1,5 – 2 cm.
Lá dây ba mươi giống lá củ nâu, mọc so le, phiến lá hình tim hoặc đôi khi thuôn dài. Lá có gân chính hình cung chạy dọc từ cuống đến ngọn lá. Bên cạnh đó, có hệ gồm từ 10 – 12 gân ngang nhỏ dày và song song với gân chính.
Hoa dây ba mươi mọc ở kẽ lá, thường có 1 – 2 hoa to, có cuống dài 2 – 4 cm. Mặt ngoài hoa có màu vàng lục, còn mặt trong có màu đỏ tía. Hoa có 4 nhị dài 4 – 5 cm và chỉ nhị ngắn. Hoa dây ba mươi có mùi thối và thường ra vào mùa hè. Quả ba mươi là quả nang, nặng chứa nhiều hạt.
Dây ba mươi có thể tìm thấy nhiều ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay Nhật Bản,… Ở Việt nam, cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Giang,…
Rễ củ cây bách bộ có chứa nhiều alcaloid, bao gồm các thành phần chính như isotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, oxytuberostemonin, hypotuberostemonin, protid 9,0%, lipid 0,83%, glucid 2,3% và các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic,…
Hình ảnh hoa Bách bộ – Cây thường mọc hoang, có thể tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc
Tính ấm, vị ngọt, đắng
Phế
– Tác dụng theo Y học cổ truyền:
Dây ba mươi có tác dụng sát trùng, diệt rận và nhuận phế chỉ khái. Do đó, thuốc có tác dụng chữa bách nhật khái (ho gà), giun kim, chàm lở, thương phong khái thấu, phế lao và chấy rận.
– Tác dụng theo Y học hiện đại
Hình ảnh rễ củ bách bộ – chứa nhiều alcaloid có tác dụng kháng khuẩn, giúp chữa ho và loại bỏ giun sán, giun kim
Dây ba mươi được dùng dưới dạng thuốc sắc, nấu thành cao hoặc nghiền thành bột. Liều lượng dùng phụ thuộc vào từng bệnh lý. Cụ thể, đối với ho, liều dùng mỗi ngày dưới dạng nấu thành cao hoặc sắc thuốc là 6 – 20 gram, còn đối với trị giun đũa 7 – 10 gram, giun kim 40 gram bách bộ tươi,…
Mặc dù bách bộ có tác dụng bổ phổi, giúp chữa ho và một số bệnh lý khác nhưng những người có tỳ vị hư yếu không nên dùng thuốc tránh ngộ độc. Trong trường hợp ngộ độc, người bệnh nên giải độc bằng cách uống nước ép gừng tươi.
+ Điều trị ho sốt phế nhiệt ở trẻ
Sử dụng bách bộ, thạch cao, cát căn và bối mẫu, mỗi vị 30 gram đem tán bột min. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần uống 12 gram.
+ Điều trị ho nhiều
Dùng dây bách bộ, bao gồm cả rễ và dây khoảng 80 gram đem rửa sạch và giã lấy nước. Sau đó vắt lấy nước cốt trộn với mật ong. Cuối cùng đem nấu thành cao và dùng ngậm rồi nuốt từ từ.
+ Chữa ho lâu ngày
Sử dụng 80 gram rễ bách bộ đem rửa sạch và giã lấy nước. Sắc thuốc cho đến khi dẻo quánh lại. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 muỗng canh. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
+ Trị ho không dứt
Dùng củ bách bộ đem hơ trên lửa cho đến khi khô. Mỗi lần lấy một ít nhai ngậm rồi nuốt nước.
+ Chữa côn trùng chui vào lỗ tai
Sử dụng bách bộ đã sao đem nghiền thành bột mịn và trộn với dầu mè rồi bôi trong tai
+ Điều trị đau bụng do sán
Dùng bách bộ nấu thành cao và uống thường xuyên giúp phòng trị các loại trùng.
+ Chữa giun kim
Những bài thuốc chữa bệnh từ bách bộ nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn áp dụng thảo dược này chữa bệnh, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng để giảm thiểu nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh