Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều… Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được sử dụng. Chúng ta cần phải biết cách sử dụng đúng thì mới phát huy được khả năng chữa bệnh của nguyên liệu này.
Đặc điểm của cây
Bạch đồng nữ là loại cây nhỏ có chiều cao khoảng chừng 1m. Phần thân vuông có lá đơn mọc đối nhau, có hình trái tim mép có răng thưa, màu xanh nhạt, hai mặt lá có lông và có cuốn dài. Còn phần hoa có màu vàng nhạt, nhị dài ra tận bên ngoài. Phần quả mọng hình cầu.
Phân bố
Cây rất dễ mọc có thể mọc ở khắp nơi từ đồng bằng đến miền đồi núi đều thấy xuất hiện.
Bộ phận dùng
Thường hay dùng nhất là phần rễ và phần lá
Thu hái – sơ chế
Thông thường nên thu hoạch vào lúc cây đang và sắp ra hoa. Sau đó đem đi sấy khô rồi sắc uống
Bào chế thuốc
Các bộ phận của cây được đem đi rửa thật sạch, sau đó cắt nhỏ, sao vàng rồi sắc để uống. Ngoài ra có thể nấu thành cao đặc hoặc làm thành viên cho dễ uống.
Bảo quản
Bạch đồng nữ thường được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát đề phòng trường hợp ẩm mốc làm mất tác dụng thuốc.
Phần rễ và lá của bạch đồng nữ thường được sử dụng để làm thuốc
Thành phần hóa học
Trong bạch đồng nữ chữa các chất như muối Canxi, flavonoid, Cumarin, Tanin, Aicd nhân thơm, dẫn chất Amin, Aldehyd nhân thơm
Tính vị
Theo đông y, bạch đông nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có mùi hôi
Quy kinh
Kinh tâm và tỳ
Tác dụng dược lý và chủ trị của bạch đồng nữ
Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp và tiêu viêm. Chuyên dùng để điều trị bạch đời, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, vàng da, xương khớp đau nhức, huyết áp cao.
Cách dùng và liều lượng
Thuốc được dùng dưới dạng sắc nước để uống, mỗi ngày dùng trung bình từ 12 đến 16g. Ngoài ra cũng có thể dùng lá để nấu nước để ngâm rửa bên ngoài.
Độc tính
Có độc tính thấp
Bạch đồng nữ có thể chữa được khá nhiều bệnh, bạn có thể thử tham khảo các bài thuốc sau.
1/ Điều trị huyết áp cao
2/ Điều trị bệnh bạch đới, khí hư
3/ Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
4/ Điều trị sưng nóng, đỏ khớp
5/ Điều trị vàng da, tổn thương niêm mạc mắt
6. Điều trị viêm gan, vàng da
7/ Điều trị mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu
8/ Chữa bệnh viêm gan bằng bạch đồng nữ
9/ Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Ngoài ra, bạch đồng nữ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác. Bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Trong quá trình sử dụng vị thuốc này, người bệnh nên lưu ý vài vấn đề như sau:
Tùy theo cơ địa của từng người mà việc dùng bạch đồng nữ có tác dụng khác nhau. Ngoài ra việc sử dụng cũng có thể gặp phải tác dụng phụ mà chúng ta không thể lường trước. Bạn nên tham khảo thật kĩ thông tin về các bài thuốc rồi mới nên sử dụng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh