✴️ Cao ban long (Phần 1)

Cao ban long hay lộc giác giao là một loại cao được nấu từ sừng hoặc gác nai đã già. Dược liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể, cầm máu trong các trường hợp thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu dạ dày hoặc máu kinh nguyệt quá nhiều.

cao ban long

Dược liệu Cao ban long

  • Tên gọi khác: Lộc giác giao, Cao sừng hươu, Bạch giao

  • Tên khoa học: Colla Cornus Cervi

 

Mô tả dược liệu Cao ban long

1. Đặc điểm

Cao ban long thường có hình dạng như bánh xà phòng, độ dày khoảng 5 cm, trọng lượng 50 hoặc 100 gram.

Cao ban long màu nâu sẫm, trên bề mặt cao có nhiều nếp nhăn to nhỏ không bằng nhau, nhiều bọt khí, có thể có những vết lõm vào trong và sờ không gây dính tay.

2. Thành phần của Cao ban long

Trong Cao ban long thường có chứa gạc hươu, gạc nơi đã già.

3. Cách bào chế Cao ban long

Chọn những sừng có phân nhánh, chạc cân xứng, đều nhau, thân sừng có gốc to, bè ra như một cái đĩa. Gạc có nhiều đường khía dọc, mụn lấm tấm, nhẵn bóng, màu nâu vàng, đầu nhánh nhạt màu được xem là gạc có chất lượng tốt để nấu cao. Sừng rụng hàng năm hoặc sừng của hươu nai săn bắn đều có thể dùng để nấu cao. Tuy nhiên, sừng của con vật sống, gắn liền với sương (phần nhung liên tảng) thường có chất lượng tốt hơn. Đối với sừng rụng tự nhiên, loạn còn đế tốt hơn sừng không có đế.

Sừng, gạc sau khi thu hoạch, mang về rửa sạch với nước phèn 1% trong 10 – 15 phút. Hoặc có thể ngâm trong nước ấm qua một đêm để lớp ngoài của sừng mềm ra. Ngoài ra một số người có thể xếp sừng theo chiều dọc để đế sừng không chạm vào nước.

Sau khi ngâm rửa thì cạo hoặc đánh rửa lớp bên ngoài của sừng bằng bàn chải tre hoặc sắt cho đến khi sạch lớp đen bên ngoài, lộ ra phần sừng trắng bên trong.

Cưa sừng thành nhiều đoạn ngắn khoảng 5 – 6 cm, sao đó chẻ đôi, thái thành các bản mỏng, cạo sạch tủy, rửa qua với nước lã, phơi đến khi khô hẳn.

Xếp sừng vào thùng nhôm, ở giữ đặt một rọ bằng tre để lấy dịch chiết ra. Đổ nước ngập phần dược liệu chừng 10 cm, đun sôi liên tục trong 24 giờ, nếu nước cạn thì thêm nước sôi vào, luôn giữ cho nước ngập sừng. Nếu có bọt nổi lên thì vớt bỏ bọt. Rút phần nước chiết lần thứ nhất mang đi cô đặc riêng.

Sau đó lại đổ thêm nước sôi vào và đun sôi trong 24 giờ nữa. Rút nước chiết lần thứ hai, mang đi cô đặc riêng. Tiếp tục làm như vậy đến lần thứ 3. Kế đó gộp 3 phần nước chiết lại, đánh đều, lại cô đặc cho đến khi thu được cao đặc.

Chú ý khi cô cần để lửa nhỏ và khuấy đều tay để tránh cháy khê cao. Ở một số nơi, thầy thuốc sẽ cô đặc cao bằng cách đặt một tấm tôn lên bếp lửa rồi đổ cao lên bề mặt tôn 1 lớp cát dày 5 cm, đặt chảo lên cát rồi cô đặc Cao ban long.

Khi cao đã được, đổ cao vào khay đã bôi dầu lạc hoặc mỡ heo để tráng dính khay. Khi cao nguội thì cắt thành từng bánh nhỏ, trọng lượng khoảng 50 hoặc 100 gram, gói trong giấy bóng hoặc giấy Polyethylen.

4. Bảo quản dược liệu

Cao ban long cần được bảo quản ở nơi kín gió, khô thoáng và mát mẻ. Nhiệt độ cao có thể làm cao tan chảy trong khi độ ẩm có thể làm biến chất dược liệu.

5. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của Cao ban long là Keratin. Trong đó chứa các axit amin phổ biến như:

  • Lencin

  • Tyrosin

  • Cytein

  • Acid Glutamic

  • Lysin

  • Arginin

  • Arginin

  • Một lượng nhỏ muối Canxi

 

Vị thuốc Cao ban long

cách sử dụng cao ban long

Vị thuốc Lộc giác giao tính ấm, vị ngọt, không chứa độc

1. Tính vị

Cao ban long vị mặn, ngọt, không độc, tính ấm.

2. Quy kinh

Cao ban long đi vào kinh Thận và Can.

3. Tác dụng của Cao ban long

Cao ban long là vị thuốc chất lượng cao, thời phong kiến thường được sử dụng cho vua chúa, quý tộc và tầng lớp thượng lưu. Theo y học cổ truyền, dược liệu mang lại một số công dụng như:

  • Bổ trung, ích khí

  • Hoạt huyết, cường tinh, sinh tinh dịch

  • Cầm máu

  • Mạnh gân xương

  • Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược

Chủ trị:

  • Cầm máu trong các trường hợp nôn ra máu, thổ huyết, ho ra máu không cầm được.

  • Xuất huyết dạ dày, chảy máu trong ruột.

  • Chảy máu tử cung, âm đạo xuất huyết, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều.

  • Đi tiểu nhiều, đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh, đau nhức khớp xương.

  • Hỗ trợ chống suy nhược cơ thể.

  • Khi dùng ngậm có thể chữa ho, ho khan, ho gió, ho có đờm.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cao ban long có thể thái thành lát nhỏ dùng ăn kèm cháo trắng, hòa tan trong rượu nóng, nhai và ngậm để tan dần trong miệng.

Liều dùng khuyến cáo khoảng 5 – 10 g mỗi ngày. Trường hợp nghiêm trọng có thể ăn đến 20 g mỗi ngày.

 

Ai nên dùng Cao ban long?

Cao ban long được cho là phù hợp cho các đối tượng như:

  • Người bệnh viêm khớp, đau khớp. Thiếu hụt Canxi, đau nhức gân xương, loãng xương, thoái hóa khớp.

  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh để bổ sung đạm và axit amin chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • Người suy nhược cơ thể, cần tăng cường sức khỏe và hồi phục nhanh sau ốm.

  • Người cao tuổi ăn không ngon, ngủ không tốt, hệ thống tiêu hóa kém.

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 15 tuổi giúp tăng trưởng nhanh, tăng chiều cao và bổ sung các chất cần thiết.

  • Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm phát triển, thấp bé còi xương.

  • Người lao động chân tay nặng nhọc cần hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

  • Nam giới tinh trùng yếu, sinh lý yếu, di tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, có nguy cơ liệt dương cao.

 

Bài thuốc sử dụng Cao ban long

tác dụng của cao ban long

Cao ban long thường được dùng để bồi bổ cơ thể, chống suy nhược

1. Bài thuốc nhị long âm chữa mất ngủ, kém ăn, sốt về chiều (Hải Thượng Lãn Ông)

Cần dùng Cao ban long và Long nhãn, mỗi vị 40 g (1 lạng).

Long nhãn cho vào nước sắc kỹ, chắt lấy phần nước. Sau đó thái nhỏ Cao ban long cho vào, khuấy đều và đun đến khi tan chảy. Dùng uống khi còn nóng.

Bài thuốc có thể chữa các trường hợp không thể ngủ, sốt khát nước về buổi chiều, mồ hôi đổ nhiều, táo bón, lở miệng, vàng mắt và ăn không không được.

2. Bài thuốc hỗ trợ người lao lực, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi sau khi ốm dậy, phụ nữ sau sinh

Sử dụng 0.02 g Cao ban long, 0.05 g Cao Ngũ gia bì, 0.02 g Mật ong, 0.07 g Triphosphat Calci, trộn đều, làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần, người lớn mỗi lần 3 – 4 viên, trẻ em 2 – 3 viên tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi.

3. Bài bổ tỳ âm tiễn trị bệnh ăn kém, bồi bổ sức khỏe (Hải Thượng Lãn Ông)

Sử dụng 40 g Lộc giác cao, 80 g Sâm bổ chính (sao vàng với gạo nếp, bỏ gạo lấy Sâm bổ chính), 40 g Thục địa nướng khô, 4 g Can khương sao đen, 25 g Long nhãn, sắc nhiều lần với nước, cô đặc thành cao. Mỗi lần dùng uống 2 cốc nhỏ với nước hạt sen để làm thang.

Nếu người bệnh hay sôi bụng có thể cho thêm 4 g Đinh hương. Nếu đại tiện ra nước có thể cho thêm 12 g Nhục đậu khấu và 4 g Ngũ vị tử.

4. Bài thuốc hạn chế suy nhược cơ thể ở người cao tuổi, tiểu điểm nhiều lần, đau lưng mỏi gối, ăn chậm khó tiêu

Sử dụng Cao ban long 50 g, Chánh bạch truật (sao với cám), Ích trí nhân (sao bỏ vỏ), Bổ cốt chỉ(sao với muối), Quy đầu (sao với rượu), Ngưu tất bắc, Hoài sơn (sao hoàng thổ), mỗi vị đều 20 g, Nhục đậu khấu 10 g, Phục thần 30 g, sắc thành thuốc. Mỗi ngày dùng uống 2 lần lúc đói, uống lúc 10 giờ sáng và 10 giờ tối sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

5. Bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày, ruột chảy máu, xuất huyết tử vung, nôn ra máu, thổ huyết, kinh nguyệt ra nhiều

Sử dụng Cao ban long 4 g, Bồ hoàng, Cam thảo, mỗi vị đều 5 g, dùng sắc với 400 ml nước, đến khi còn 100 ml thì chia thành 2 lần, dùng uống khi còn nóng trong ngày.

Cao ban long là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Hiện tại Cao ban long được bào chế theo dây chuyền công nghiệp. Vì vậy người dùng cần kiểm tra chất lượng dược phẩm và trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc. Nếu bạn muốn sử dụng loại Cao Ban Long thượng hạng vừa an toàn lại giàu giá trị dinh dưỡng đừng bỏ qua sản phẩm Lộc Giác Giao Đỗ Minh. Sản phẩm được nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao về hiệu quả.

 

XEM TIẾP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top