1. Mờ mắt
Một số người, khi nhìn mọi thứ, đột nhiên bị mờ ảo, thậm chí còn mất thị lực đột ngột, tình trạng sẽ được cải thiện sau vài giây.
Nếu xuất hiện tình trạng này, mọi người cần phải cảnh giác, có thể là máu cung cấp lên não không đủ. Điều này là do lưu lượng máu trong não bị giảm và các cục máu nhỏ được gây ra bởi động mạch võng mạc.
2. Mặt bị ngứa
Cung cấp máu không đủ cho não có thể ảnh hưởng đến khu vực phân tích, các cơ quan cảm giác và các sợi thần kinh cảm giác của não. Các biểu hiện thường thấy là ngứa ran mặt, tê lưỡi, tê môi và một bên chi cũng bị tê hoặc có cảm giác bất thường.
3. Ngáp liên tục
Trong trường hợp ngủ đủ giấc, nếu bạn ngáp hết lần này đến lần khác, và xảy ra rất thường xuyên, bạn phải cẩn thận, bởi đây rất có khả năng là não không được cung cấp đầy đủ máu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người không cung cấp đủ máu cho não, thường xuyên có hiện tượng ngáp, đạt khoảng 80%. Và những bệnh nhân này thường có hiện tượng chảy nước dãi một cách vô thức vào ban đêm, thậm chí bị đánh thức vì khát nước.
1. Ăn quá nhiều muối
Theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối ăn hàng ngày cho mỗi người khoảng 6g. Ăn quá nhiều muối làm tăng lượng natri trong cơ thể, điều này sẽ gây huyết áp cao và tăng áp lực lên huyết áp.
Theo thời gian, không chỉ gây hại cho sức khỏe của tim và thận mà còn làm tổn hại thêm đến sức khỏe của các mạch máu.
2. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán
Trên lâm sàng, rất nhiều trường hợp bị tắc nghẽn mạch máu do có liên quan đến lượng chất béo cao. Nếu chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, cơ thể hấp thụ lượng chất béo quá mức, rất dễ tích tụ trên thành mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng lipid, cuối cùng khiến mạch máu cứng và giòn.
Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong các mạch máu sẽ khiến máu bị dày đặc, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự tắc nghẽn của các mạch máu, và sau đó hình thành huyết khối.
3. Ăn quá nhiều các loại thịt
Chế độ ăn uống quá nhiều các loại thịt, sẽ gây ra tình trạng cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, protein… sẽ chuyển hóa chất béo, protein dư thừa tích tụ trong máu và các cơ quan khác.
Bằng cách này làm tăng độ nhớt của máu, dẫn đến thay đổi chuyển hóa lipid và cuối cùng gây ra tắc nghẽn mạch máu.
1. Hút thuốc lá và uống rượu
Tất cả chúng ta cũng biết rằng hút thuốc lá làm tổn thương phổi và uống rượu làm tổn thương gan. Tuy nhiên, những người hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài cũng sẽ làm tổn hại sức khỏe của các mạch máu, khiến độ nhớt của máu tăng lên và gây tắc nghẽn mạch máu.
Hút thuốc và uống rượu quá nhiều sẽ tạo ra oxy hoạt động làm "rỉ sét" cơ thể, tăng lượng cholesterol và chất béo trung tính, khiến máu ngày càng đặc. Do đó, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu là một trong những cách quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của các mạch máu.
2. Quá lười vận động
Dữ liệu liên quan chỉ ra rằng lười vận động, không thường xuyên tập thể dục là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn mạch máu.
Bởi vì nếu bạn không tập thể dục trong một thời gian dài, không có cách nào để xả "rác" trong mạch máu, và chất béo dư thừa, cholesterol, đường... tích tụ trong máu, làm cho máu bẩn, và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu.
3. Thường xuyên tức giận
Người xưa thường nói "tức giận sẽ hại thân", điều này nhất định có lý. Thường xuyên tức giận, sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, gây hại cho sức khỏe mạch máu.
Ngoài ra những người đang tức giận, cảm xúc không được giải tỏa, nhịp tim tăng lên, huyết áp tăng cao. Nếu mạch máu của họ tương đối mềm, càng dễ dẫn đến vỡ mạch máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh