✴️ Cây móc

Nội dung

Cây móc hay còn gọi là cây đủng đỉnh thường mọc hoang ở nhiều nơi. Ở Nam bộ thường dùng cây này để trang trí đám cưới. Nhưng ít ai biết rằng dược tính của nó có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Cây móc không có nhiều dược tính quý giá trong điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa

Cây móc không có nhiều dược tính quý giá trong điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa

Tên khác: đủng đỉnh, đùng đình

Tên khoa học: Caryota mitis

Họ: Arecaceae (họ Cau)

 

Mô tả cây móc

Đặc điểm thực vật

Cây móc có thể cao từ 3 – 4m. Thân cây do nhiều bẹ lá tạo thành và có hình trụ. Lá dài khoảng 1 – 2m và thuộc dạng lá kép lông chim hai lần (giống như xương cá). Trên thân cây, các lá mọc so se. Phiến lá hình tam giác lệch. Gân lá xếp như hình nan quạt.

Cây có hoa và hoa mọc thành từng cụm theo mo. Mỗi mo dài 30 – 40cm. Cứ 2 hoa cái thì có 2 hoa đực. Thứ tự phát triển của hoa móc là từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Nghĩa là phần hoa gần với thân nhất sẽ phát triển trước.

Quả móc có hình cầu với đường kính giao động từ 1 – 1,5cm. Vỏ nhẵn và mỗi quả có 1 hạt. Lúc quả còn non thì có màu xanh. Khi già chuyển sang màu cam rồi tím đậm. Quả khi chín có màu đỏ tươi. Màu quả không ổn định. Chúng biến đổi theo chu kỳ phát triển của cây.

Cây ưa ánh sáng và không cần quá nhiều nước. Mức sinh trưởng của nó khá chậm. Tuy nhiên, cây có thể sống được đến 40 năm. Người ta nhân giống nó bằng cách tách lấy bụi cây nhỏ hoặc gieo hạt.

Phân bố

Một số tài liệu cho rằng cây móc có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Indonesia. Số tài liệu còn lại khẳng định loại cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, nó được mọc hoang ở nhiều nơi. Đặc biệt là những nơi có đất cứng và có không khí hơi ẩm. Một số cánh rừng ở miền Trung có thể tìm thấy loại cây này. Tuy nhiên, chúng mọc nhiều nhiều hơn ở vùng Đông Nam Bộ.

Trước đây, cây móc thường mọc hoang nhưng hiện nay nó được khá nhiều người trồng như một loại cây cảnh

Trước đây, cây móc thường mọc hoang nhưng hiện nay nó được khá nhiều người trồng như một loại cây cảnh

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Lá tươi.

  • Chồi non.

  • Khối sợi mềm ở nách lá.

  • Nhân của quả khi già.

  • Dịch tiết từ phần thân non khi cắt ngang.

Thành phần hóa học của cây móc

Thành phần hóa học của cây móc vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu. Một vài nghiên cứu gần đây cho biết vị ngọt của cây này chứa 13,6% saccharose.

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của TS. Lê Tiến Dũng (thuộc Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng) đã tìm ra một vài thành phần hóa học của cây móc có công dụng kích thích phát triển tế bào sụn. Đồng thời, nó không gây độc tế bào.

 

Vị thuốc của cây móc

Tính vị

Tính vị chung của cây móc là vị cay, hơi đắng và có tính mát. 

Tác dụng

  • Bẹ móc chữa rối loạn tiêu hóa: Đặc biệt là các trường hợp đại tiện ra máu, bạch đới hoặc lỵ .

  • Nhân quả móc dùng làm thuốc chữa đau nửa đầu.

  • Dịch đường của buồng hoa chưa nở được lên men với một số thành phần khác và trở thành rượu tại một số huyện ở Thừa Thiên Huế. Rượu này gọi là rượu Tà-vạt. Nó không thể thiếu trong các dịp lễ tết của một số dân tộc thiểu số ở nơi đây.

  • Trái móc ngâm rượu có nhiều công dụng như:

+ Cải thiện tiêu hóa: Uống trực tiếp có thể chữa tình trạng đầy hơi, đau căng ở bụng và tiêu chảy.

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ – xương – khớp: Thoa rượu lên vị trí bị sưng hoặc đau. Nó đặc biệt thích hợp cho người hay bị đau nhức chân tay, đau lưng và mỏi gối.

+ Bổ não: Rượu làm từ quả móc có tác dụng tuần hoàn máu huyết hiệu quả. Nhất là lượng máu lưu thông đến não.

Quả móc ngâm rượu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe

Quả móc ngâm rượu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe

Cách dùng và liều lượng

Khi dùng bẹ hoặc noãn cây móc với mục đích cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng với liều lượng khoảng 20g mỗi ngày. Dùng dạng thuốc sắc. 

Nếu dùng quả đủng đỉnh ngâm rượu, bạn phải tách bỏ lớp vỏ. Nếu không sẽ bị ngứa khi uống hoặc bôi quả này, thậm chí nó có thể gây rộp da.

 

Các bài thuốc Đông y từ cây móc

Ngoài những công dụng như đã trình bày khi sử dụng một cách đơn lẻ, cây móc còn được kết hợp với một vài vị thuốc Đông y khác và chữa nhiều bệnh lý. Tiêu biểu là:

  • Bài thuốc chữa rong huyết

Thành phần: Bẹ móc khô, kinh giới (mỗi thành phần 80g) và 40g hương phụ chế.

Chế biến: Sao đen các nguyên liệu (để lửa to và chờ cho nồi thật nóng thì bỏ vào. Sao đến khi mặt ngoài cháy đen và có khói bốc lên). Sau đó tán nhỏ. Rây lấy bột mịn và uống với nước ấm.

Liều lượng: Uống 2 – 3 lần/1 ngày. Mỗi lần từ 10 – 15g.

  • Bài thuốc trị khí hư ra nhiều

Thành phần: Rễ móc, rễ tre, rễ cọ và rễ cau. Mỗi loại 12g.

Chế biến: Thái nhỏ và sắc lấy nước uống

Liều lượng: 2 lần/1 ngày.

  • Bài thuốc trị động thai

Thành phần: Rễ móc và rễ chuối (bao gồm chuối hột và chuối rừng).

Chế biến: Sao vàng các thành phần này với liều lượng bằng nhau rồi sắc lấy nước uống.

Liều lượng: Dùng 2 lần/1 ngày.

  • Bài thuốc trị ho ra máu

Thành phần: 10g bẹ móc đã đốt tồn tính (rang thuốc cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn chất thuốc) và 12g qua lâu nhân.

Chế biến: Sắc lấy nước uống.

Liều lượng: Dùng ngày 2 lần.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y thường dùng chữa bệnh có thành phần từ cây móc. Việc sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc và tình trạng bệnh tình. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra sức khỏe để biết rõ nguyên nhân và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

 

Lưu ý khi dùng cây móc

Vỏ quả móc gây ngứa nên đừng chạm vào mà không có dụng cụ bảo vệ. Nếu bị quả này làm ngứa thì bạn không được gãi. Cách giải quyết là hơ với lửa.

Đừng chạm vào quả móc mà không có dụng cụ bảo vệ bởi nó có thể gây ngứa, thậm chí bỏng da

Đừng chạm vào quả móc mà không có dụng cụ bảo vệ bởi nó có thể gây ngứa, thậm chí bỏng da

Cẩn trọng khi dùng rượu móc với đối tượng là trẻ em, người trên 60 tuổi hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu muốn dùng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu dùng rượu thoa lên da thì nên tránh vết thương hở hoặc những chỗ bị u nhọt để không bị nhiễm trùng. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top