Lá điều thuộc loại lá đơn, khi lá mới nở còn non có màu xanh nhạt hoặc hồng, sau đó chuyển sang xanh thẫm khi già. Đây là cơ quan quang hợp tạo chất dự trữ cho cây. Trong các món ăn của người dân Nam Bộ, lá điều là một loại rau sống quen thuộc của người dân.
Công dụng với đời sống là vậy, còn tác dụng của lá điều trong điều trị tiểu đường thế nào? Trong một nghiên cứu của Sokeng, tác dụng hạ đường huyết của lá điều lên chuột mắc bệnh tiểu đường đã được ghi nhận. Khi dùng đường uống với các liều 35, 175 và 250 mg/kg chiết xuất methanol từ lá cây cho thấy, mức đường huyết của chuột điều trị giảm so với chuột đối chứng.
Lá điều cho chứa nhiều thành phần như carbohydrate, tanin, saponin, alkaloid, flavonoid giúp tăng tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Tác dụng chống tăng đường huyết là nhờ khả năng cải thiện hoạt động của mô tụy, được thực hiện bằng cách tăng tiết insulin, giảm hấp thu glucose ở ruột.
Không chỉ tác động trực tiếp đến glucose máu, chiết xuất từ lá điều còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường. Một số biến chứng tiểu đường thường gặp như các vấn đề mạch máu ngoại vi, bệnh tim mạch, suy thận, tăng lipid máu. Tanin trong lá điều có khả năng cải thiện tế bào beta đảo tụy và tăng tiết insulin. Quercetin, alkaloid, flavonoid là một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc oxy tự do, ngăn chặn quá trình peroxy hóa lipid và thải ion kim loại.
Có phải giai đoạn nào của bệnh tiểu đường bạn cũng có thể sử dụng lá điều? Câu trả lời là không.
Trị tiểu đường bằng lá điều là phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không phải là tất cả. Lá điều không thể giúp bạn khỏi tiểu đường hoàn toàn. Nó cũng không giúp bạn giữ mức tiểu đường ổn định nếu bạn không ăn theo chế độ ăn kiêng. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị, bạn cần tập thể dục và thực hiện chế độ ăn kiêng mỗi ngày.
Với bài thuốc này, bạn cũng uống trong 3 ngày thì dừng lại. Cách vài tuần bạn có thể uống nước lá điều một lần, với thời gian 3 ngày rồi lại nghỉ.
Bạn cũng cần tuân thủ các phương pháp điều trị và các loại thuốc bác sĩ kê đơn uống hàng ngày. Việc kiểm tra đường huyết định kỳ tại các cơ sở y tế là cần thiết để đảm bảo mức đường huyết của bạn không vượt quá ngưỡng báo động, đồng thời có thể điều chỉnh chế độ ăn, lối sống sao cho phù hợp