Xạ can là một trong những loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc, có tác dụng điều trị nhiều bệnh như: trị ho, trị ghẻ lở, trị sốt rét,… Nhưng cũng không ít người gặp phải tác dụng phụ do chưa biết sử dụng thuốc đúng cách.
Đặc điểm của cây xạ can
Cây thân cỏ có phần rễ rất phát triển. Thông thường xạ can có phần lá mọc thẳng đứng, có khi cao tới 1 m, có hình mác dài khoảng 20 đến 40 cm còn rộng từ 15 đến 20mm. Lá hình phiến dài có gan lá song song, thông thường lá phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Hoa có cuốn, cánh hoa màu vàng cam. Còn phần quả thì hình trứng có 3 van và dài khoảng 23 đến 25mm, phần hạt màu xanh đen và có hình cầu.
Phần rễ của xạ can rất hữu dụng trong việc điều trị bệnh
Phân bố
Đây là cây rất dễ mọc nên có thể thấy ở khắp nơi. Tập trung nhiều ở các nước châu Á như Lào, Phillipin, Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta có thể thấy nhiều ở: Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Lào Cai.
Bộ phận dùng
Thân, rễ
Thu hái – sơ chế
Thường được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau đó được đem phơi khô, bảo quản để dùng dần.
Bào chế thuốc
Bảo quản
Xạ can được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Thành phần hóa học
Hoạt chất glucozit iridin và glucozit belamcandin…
Tính vị
Vị đắng, tính hàn
Quy kinh
Kinh Can và Kinh phế
Tác dụng dược lý và chủ trị của xạ can
Cách dùng và liều lượng
Mỗi ngày có thể sắc từ 3 đến 6g để uống. Hoặc có thể dùng 10 đến 20g thân và rễ tươi giã với muối để ngậm và tận dụng bã để đắp điều trị bệnh ngoài da.
Xạ can được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để chữa bệnh
Độc tính
Vị thuốc khá an toàn, ít có độc tính
Có rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu xạ can, chẳng hạn như:
1/ Trị ho có khí nghịch lên, cổ họng có nước
2/ Trị thủy cổ, trướng bụng, da xám đen
Dùng xạ can giã lấy nước cốt rồi uống mỗi ngày 1 chén.
3/ Trị ghẻ lở
4/ Trị họng sưng đau
5/ Trị họng sưng đau, ăn uống khó
6/ Trị vú sưng
Xạ can phơi khô, tán bột rồi trộn với mật và đắp lên vùng vú bị sưng đau.
7/ Trị bạch hầu
Chuẩn bị nguyên liệu: 3g xạ can, 3g sơn đậu căn, 15g kim ngân hoa, 6g cam thảo.
Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc để uống.
8/ Trị quai bị
Lấy 15g rễ xạ can tươi sắc uống 2 lần mỗi ngày
9/ Trị viêm khớp gối
Còn rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu là xạ can khác được lưu truyền trong dân gian và có tác dụng khá tốt trong điều trị nhiều bệnh mà chúng ta hay gặp phải.
Tuy có tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, chính vì vậy bạn nên chú ý một vài điều kiêng kị như sau:
Xạ can có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng cũng rất nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Chính vì vậy nếu có ý định dùng nguyên liệu này, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng thì nên tham khảo trực tiếp thông tin từ những người có chuyên môn, tránh tình trạng không hiểu biết mà sử dụng bừa bãi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh