Gây mê toàn thân là sự kết hợp của các loại thuốc nhằm mục đích làm cho bệnh nhân không biết những gì đang xảy ra xung quanh họ, để ngăn chặn cơn đau và làm tê liệt cơ thể trong khi làm thủ thuật. Khi được sử dụng trong phẫu thuật, gây mê toàn thân cho phép bác sĩ thực hiện các phương pháp điều trị hiệu quả cần thiết (nhưng sẽ vô cùng đau đớn nếu bệnh nhân tỉnh táo và có thể cảm nhận được).
Gây mê toàn thân không chỉ khiến người bệnh không biết mà còn làm tê liệt các cơ của cơ thể bao gồm cả các cơ hô hấp. Vì lý do này, bệnh nhân được gây mê toàn thân đòi hỏi phải có máy thở để thực hiện công việc của cơ hoành và các cơ hô hấp khác giúp cho người bệnh có thể hít vào và thở ra.
Gây mê toàn thân thường được sử dụng cho các ca phẫu thuật quan trọng, các thủ thuật kéo dài và thường rất đau đớn. Loại gây mê này không chỉ cho phép bệnh nhân trải qua một thủ thuật mà không đau mà còn cho phép bệnh nhân nằm yên để thực hiện thủ thuật.
Các rủi ro liên quan đến gây mê rất khác nhau giữa các thủ thuật, phẫu thuật và giữa các bệnh nhân khác nhau. Mỗi bệnh nhân có mức độ rủi ro riêng, vì không có hai người giống hệt nhau.
Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra:
Quá trình gây mê toàn thân thường bắt đầu bằng thuốc an thần, để có thể đặt ống nội khí quản. Khi ở trong phòng mổ, bệnh nhân sẽ được gắn vào các thiết bị theo dõi và cho đến khi các quy trình an toàn đã được hoàn thành, việc gây mê có thể bắt đầu. Trước khi bệnh nhân được dùng thuốc an thần sẽ phải trải qua quá trình đối chiếu thông tin cá nhân để đảm bảo không có sự sai sót về người bệnh cũng như thủ thuật sẽ thực hiện.
Các cơ của cơ thể bị tê liệt trong quá trình gây mê toàn thân, bao gồm các cơ giúp thở, có nghĩa là phổi không thể tự hoạt động. Vì lý do này, điều cần thiết là máy thở được sử dụng để cung cấp hô hấp thay cho phổi. Vì phổi vẫn hoạt động trong quá trình gây mê, nó chỉ thiếu khả năng tự thở vì các cơ hô hấp đó tạm thời không thể hoạt động.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi rất chặt chẽ bằng các thiết bị điện tử theo dõi nhịp tim, lượng oxy trong máu, số lần thở của bệnh nhân và ECG. Ngoài theo dõi điện tử, bệnh nhân còn được nhân viên phòng mổ và bác sĩ gây mê theo sát.
Trong suốt quá trình, mục tiêu là để bệnh nhân hoàn toàn không biết về những gì đang xảy ra xung quanh họ, bao gồm cả việc không bị đau.
Làm thế nào một bệnh nhân thức dậy sau khi gây mê phụ thuộc vào loại phẫu thuật họ được làm và cách họ thở như thế nào. Mục tiêu sau khi gây mê toàn thân là có thể rút nội khí quản càng nhanh càng tốt sau khi phẫu thuật kết thúc.
Đối với một số phẫu thuật rất lớn, chẳng hạn như phẫu thuật tim hở hoặc phẫu thuật não, bệnh nhân mất thời gian lâu hơn để tỉnh lại và có thể phải thở máy trong 6-8 giờ sau phẫu thuật.
Một khi bệnh nhân tỉnh táo sau phẫu thuật, họ thường có thể uống từng ngụm nước. Nếu điều này diễn ra tốt đẹp, bước tiếp theo là uống các loại nước khác, sau đó là chế độ ăn thông thường. Quá trình này có thể mất hàng giờ, hoặc thậm chí vài ngày.
Trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật, hãy dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi yên tĩnh, ngủ trưa hoặc làm các hoạt động thư giãn.
Các khuyến nghị bao gồm: không vận hành máy móc hạng nặng, bao gồm lái xe ô tô hoặc ký bất kỳ giấy tờ pháp lý nào trong ít nhất 24 giờ sau khi phẫu thuật. Tuyệt đối tránh uống rượu hoặc dùng thuốc an thần không theo chỉ định của bác sĩ phẫu thuật cho ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh