✴️ Những hướng dẫn gây mê cho bệnh nhân COVID-19

Tính đến ngày 18/ 04/ 2020, theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, toàn thế giới đã có 2.275.783 người nhiễm, 156.104 tử vong do COVID-19. Trong số nhiễm đó, có hơn 22.000 người là nhân viên y tế. Sự an toàn của nhân viên y tế không chỉ là sự an toàn của bản thân chúng ta, mà còn là an toàn của người bệnh. Nếu nhiễm bệnh, chúng ta không những không thể chăm sóc cho bệnh nhân của mình, ngược lại còn có thể trở thành nguồn lây nhiễm. Lực lượng y tế trong chuyên ngành Gây mê hồi sức với nhiều thủ thuật can thiệp, chăm sóc trên đường thở là một trong những đối tượng sẽ có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất. Vậy làm thế nào để bảo vệ những người đồng nghiệp của mình trong cuộc chiến này? Đó là câu hỏi mà chúng tôi vẫn trăn trở suốt từ đầu mùa dịch. Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở các quốc gia khác, chúng tôi cho rằng trang bị kiến thức về gây mê cho bệnh nhân COVID-19 vẫn hết sức cần thiết. Các bạn cũng có thể áp dụng những nguyên tắc này cho gây mê ở những bệnh nhân có bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác như SARS, MERS, H1N1, H5N1… Tài liệu nhỏ này giúp các bạn có thể tra cứu nhanh chóng các quy trình thường hay cần dùng trong quá trình gây mê hồi sức cho bệnh nhân COVID-19, từ khi nhận bệnh nhân đến khi kết thúc quá trình gây mê. Các kiến thức này dựa trên hiểu biết y khoa đến thời điểm hiện tại. Những thay đổi sẽ được cập nhật thêm trong các phiên bản sau.

Toàn văn xin xem tại đây./.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

return to top