NGUYÊN TẮC
Kỹ thuật nhuộm của Shorr là phương pháp nhuộm đa sắc, giúp phân biệt được rõ ràng tế bào ái toan và ái kiềm, hạn chế đến mức tối thiểu những màu trung gian so với nhuộm Papanicolaou. Kỹ thuật này lại đơn giản, tiến hành nhanh chóng (mất chừng vài phút, nên được áp dụng chủ yếu trong chẩn đoán tế bào học nội tiết). Tuy nhiên, người ta không sử dụng kỹ thuật nhuộm Shorr vào việc phát hiện các tế bào ung thư vì sự bắt màu nhân trong kỹ thuật này không đầy đủ.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học: 02
Phương tiện, hóa chất
Dung dịch cố định phiến đồ.
Cồn (50o, 70o, 90o, 95o,100o).
Xylen
Nước cất 2 lần
Tủ ấm 37o và 56o
Tủ lạnh
Điều hòa nhiệt độ
Tủ hốt phòng thí nghiệm
Bể nhuộm bằng thủy tinh
Bể thủy tinh đựng cồn, xylen
Giấy lọc
Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.
Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.
Nguồn cấp nước chảy.
Kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, áo choàng.
Thành phần dung dịch Shorr “S III”
Cồn 50o: 100ml
Ecarlat Biebrich hoà tan trong nước:0,5g
Orange F: |
0,25g |
Xanh nhanh (vert rapide): |
0,075g |
Acid photphotungstic: |
0,5g |
Acid photphomolybdic: |
0,5g |
Acid acetic lạnh: |
1ml |
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Lấy bệnh phẩm làm phiến đồ
Bệnh phẩm được lấy ra khỏi cơ thể, được dàn lên các phiến kính thật mỏng, đều.
Cố định bệnh phẩm
Cố định ngay bằng dung dịch cồn - ete (tỷ lệ 1/1) một vài phút là có thể đem nhuộm ngay hoặc dùng dung dịch cố định là cồn 950 hoặc dung dịch cố định dạng xịt.
Nhuộm phiến đồ
Nhuộm trong dung dịch Shorr “SIII”:1 đến 5 phút
Cồn 70o: Nhúng 10 lần
Cồn 90o: Nhúng 10 lần
Cồn tuyệt đối: Nhúng 10 lần + Xylen: Nhúng 10 lần
Gắn bôm Canada.
KẾT QUẢ
Bào tương tế bào ái toan: màu đỏ da cam sáng
Bào tương tế bào ái kiềm: màu xanh lá cây
(Xanh sẫm đối với tế bào non, xanh nhạt đối với tế bào thành thục) Nhân: bắt màu đỏ sẫm.
NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ
Cũng giống như các phương pháp nhuộm phiến đồ tế bào học khác, kết quả nhuộm phụ thuộc vào kỹ thuật dàn phiến đồ, cố định và các bước nhuộm.
Dàn tế bào không tốt, các tế bào chồng chất nhau sẽ hạn chế khả năng phân tích phiến đồ. Nếu sự chồng chất tế bào nhiều, không đánh giá được kết quả, bắt buộc phải làm lại một phiến đồ khác.
Nếu cố định không tốt, các tế bào không bắt màu hoặc bắt màu kém hoặc tế bào bị thoái hóa, buộc phải lấy lại bệnh phẩm.
Nhuộm trong dung dịch Shorr “SIII” lâu sẽ làm sự bắt màu của các tế bào thay đổi, vì thế không nên để thời gian nhuộm quá 5 phút.
Nếu cố định không tốt, thuốc nhuộm không tốt, các tế bào bắt màu sai lạc làm nhận định sai kết quả. Do đó, bên cạnh việc cố định bệnh phẩm tốt, phải kiểm tra chất lượng thuốc nhuộm thường xuyên trước khi nhuộm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh