Trên thế giới, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới và thứ 2 ở nữ giới. Số bệnh nhân ung thư phổi trên thế giới xấp xỉ 2,1 triệu người vào năm 2018 và số người tử vong khoảng 1,8 triệu. Tỷ suất mắc mới của bệnh khác nhau ở nam và nữ giữa các quốc gia, do sự khác biệt về tỷ lệ hút thuốc lá giữa các khu vực. Tỷ suất mắc mới của ung thư phổi và tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số có mối liên hệ chặt chẽ.
Tại Việt Nam, theo thống kê của tổ chức GLOBOCAN năm 2020, số trường hợp ung thư phổi ghi nhận được 26262 ca. Đây là loại ung thư chiếm tỷ lệ thứ 2 ở cả hai giới. Tỷ lệ mắc mới tại Việt Nam là khoảng 23 trường hợp/100.000 dân tỷ lệ tử vong 21,9/100.000 dân.
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư phổi. Không chỉ hút thuốc lá trực tiếp mà hút thuốc lá thụ động cũng là một tác nhân đáng kể. Nguy cơ tương đối (Relative risk) ở người hút thuốc lá trong thời gian dài so với người không hút thuốc lá tăng gấp 10-30 lần. Ở những đối tượng hút thuốc lá mức độ “nặng”, nguy cơ tích lũy có thể cao đến mức 30% trong khi đó nguy cơ mắc bệnh trọn đời của một người không hút thuốc lá khoảng 1% hoặc ít hơn. Nguy cơ gây bệnh tăng theo số lượng thuốc hút mỗi ngày và thời gian hút thuốc lá.
Amiăng:Theo của Bộ Y tế Mỹ, Cơ quan môi trường (EPA), và cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư thì amiăng được phân loại là chất gây ung thư, nếu phơi nhiễm, tiếp xúc amiăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Đây là nhóm khoáng chất tự nhiên có trong môi trường dưới dạng sợi, nó có mặt trong không khí, nước và đất. Những người bị bệnh từ amiăng thường là nhóm người tiếp xúc thường xuyên, nhất là nhóm người mà công việc hàng ngày phải tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu có chứa amiăng. Ví dụ, công nhân đóng tàu, khai thác và nghiền amiăng, sản xuất hàng dệt amiăng và các sản phẩm khác có chứa amiăng, vật liệu cách điện trong các ngành xây dựng.
Ngoài những yếu tố trên, nhiều yếu tố môi trường và nghề nghiệp khác được xác nhận làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi như randon, khói bếp hoặc hoạt động sưởi ấm sử dụng vật liệu sinh học, ô nhiễm môi trường.. Xạ trị, một số bệnh lý tại phổi như bệnh phổi tác nghẽn mạn tính, xơ phổi, lao phổi cũng là những yếu tố nguy cơ của ung thư phổi.
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của tổn thương. Trong giai đoạn đầu tổn thương còn khu trú, bệnh nhân thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và được chẩn đoán qua tầm soát hoặc phát hiện tình cờ qua chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng thường được phân thành ba nhóm: triệu chứng tại chỗ, triệu chứng do di căn xa và các hội chứng cận ung thư.
Để chẩn đoán ung thư phổi bác sĩ của bạn cần kết hợp các thông tin lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng thích hợp. Nhiều phương tiện cận lâm sàng khác nhau được áp dụng để đưa ra chẩn đoán xác định và giúp lựa chọn phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân, bao gồm:
U phổi gồm 2 loại nguyên phát và thứ phát.
A. U phổi nguyên phát gồm u lành và u ác. Khoảng 95% u phổi nguyên phát là carcinôm xuất phát từ biểu mô phế quản.
Đại thể: Carcinôm phế quản thường xuất phát từ các phế quản lớn gần rốn phổi, chỉ 1/3 trường hợp xuất phát từ phần ngoại vi của phổi. Tổn thương ban đầu có dạng một đám sần sùi gồ cao trên bề mặt niêm mạc hoặc ăn loét vào niêm mạc phế quản. Tổn thương lớn dần, tạo thành một khối u làm hẹp lòng phế quản, hoặc xâm nhiễm qua vách phế quản vào mô xung quanh phế quản. U có màu xám trắng, mật độ cứng chắc, nếu u quá lớn có thể xuất huyết vùng trung tâm u tạo hang. Carcinôm tiến triển sẽ âm nhập vào màng phổi, màng tim, thành ngực. Di căn theo đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết xung quanh khí-phế quản, hạch trung thất và hạch trên đòn. U có thể di căn đến các cơ quan khác theo đường máu, thường gặp nhất là tuyến thượng thận, gan, não, da.
Vi thể: Carcinôm phế quản được phân thành 4 loại: carcinôm tế bào gai, carcinôm tế bào tuyến, carcinôm tế bào lớn, carcinôm tế bào nhỏ. Các dạng vi thể có thể phối hợp cùng nhau trên một bệnh nhân.
Hình 1. Carcinôm tế bào gai không sừng hóa ở phổi.
Hình 2. Carcinôm tế bào gai dạng đáy ở phổi
Carcinôm tuyến ở phổi
Hình 1. Carcinôm tế bào nhỏ, tế bào có nhân đậm màu có nhân tròn đến bầu dục, rất ít tế bào chất.
Hình 2. Carcinôm tế bào nhỏ với các tế bào có kích thước nhân lớn hơn so với kiểu cổ điển
Các loại u nguyên phát hiếm gặp, gồm u sợi lành hoặc ác, u cơ trơn lành hoặc ác, u mỡ, u mạch máu, u sụn, lymphoma Hodgkin và lymphoma không Hodgkin..
B. U phổi thứ phát do các ung thư ở những cơ quan khác di căn đến phổi. Mọi loại carcinôm và sarcôm đều có thể di căn đến phổi theo đường máu, bạch huyết hoặc xâm nhập trực tiếp. Các carcinom thường cho di căn phổi là carcinôm của vú, thận, đường tiêu hóa, buồng trứng. Hình thái tổn thương là các nốt rải rác trong tất cả các thùy phổi, hình ảnh vi thể tương tự như u nguyên phát.
Xu hướng điều trị ung thư hiện nay là điều trị đa mô thức- kết hợp nhiều phương pháp điều trị, tùy theo giai đoạn của bệnh. Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi sẽ có một hoặc nhiều hơn những phương pháp điều trị sau đây:
Chương trình tầm soát ung thư phổi không được khuyến cáo cho tất cả mọi người trong dân số.
Nhưng nếu bạn thỏa cả 3 tiêu chí sau hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn về chương trình tầm soát ung thư phổi:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh